Người khiếm thị với nghề tẩm quất
Nghề tẩm quất giúp Nguyễn Thị Thu (nhân viên Cơ sở tẩm quất Thanh Nga) có thêm thu nhập hàng tháng.
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ số 26, tổ 43, phường Bồ Xuyên (Thành phố Thái Bình), tuy không nằm ở vị trí đắc địa nhưng từ lâu Cơ sở tẩm quất Vĩnh Thơi đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho những người thường xuyên quan tâm tới sức khỏe của mình. Trung bình mỗi ngày, Cơ sở tiếp nhận 8 - 10 khách, với mức giá 50.000 đồng/người/giờ xoa bóp, bấm huyệt. Số tiền không nhiều song cũng đủ để trang trải chi tiêu sinh hoạt cho 4 mảnh đời khiếm thị sống và làm việc ở nơi đây.
Gia đình cô Bùi Thị Thơi (chủ Cơ sở tẩm quất Vĩnh Thơi) có 4 người thì 3 người khuyết tật. Bản thân cô bị khiếm thị bẩm sinh lại mắc bệnh ung thư, chồng và con trai lớn bị khuyết tật thần kinh nhẹ chỉ có con trai út đang học lớp 9 là “lành lặn”. Sau 7 năm tham gia sản xuất tăm tre tại Hội Người mù tỉnh, cô quyết định học nghề tẩm quất với một hy vọng mới cho cuộc sống gia đình mình. Năm 2007, cô mở cơ sở tẩm quất tại nhà. Nhờ “đôi bàn tay kỳ diệu”, cô Thơi đã tự lo cho mọi chi tiêu trong gia đình từ nuôi con ăn học, chữa bệnh ung thư đến hoàn trả số tiền nợ khi làm nhà. Hiện cơ sở của cô Thơi đang tạo việc làm cho 3 lao động khiếm thị đến từ các huyện trong tỉnh với mức thu nhập 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Hoàn cảnh của Nguyễn Thị Thu, xã Bách Thuận (Vũ Thư) cũng đặc biệt khó khăn bởi 4 người trong gia đình có tới 3 người mang khiếm khuyết trên cơ thể. Bố và anh trai bị khuyết tật vận động, bản thân Thu sinh ra mắt chỉ nhìn được 2/10. Thương vì hoàn cảnh, cô Nguyễn Thị Thanh Nga, chủ Cơ sở tẩm quất Thanh Nga, số 32, Trần Phú (Thành phố Thái Bình) đã nhận Thu về dạy nghề, tạo việc làm, có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Thu tâm sự: “Em thấy nghề tẩm quất phù hợp với sức khỏe, khả năng của mình. Mỗi ngày được làm việc, trò chuyện với mọi người, em thấy mình không đơn độc, tự ti nữa. Số tiền tích góp được em gửi về cho mẹ để trang trải chi tiêu gia đình”. Dù lương tháng bình quân chỉ hơn 2 triệu đồng nhưng đó là số tiền ý nghĩa, niềm vui từ sức lao động để quên đi sự mặc cảm về bản thân mình”.
Hóm hỉnh, dí dỏm và đầy sự hiểu biết trong cách nói chuyện khiến Nguyễn Thị Bính, nhân viên Cơ sở tẩm quất Thanh Nga dễ tạo được sự thiện cảm trong lòng mọi người. Đến với nghề tẩm quất 4 năm, mức thu nhập hơn 2,5 triệu đồng/tháng hiện nay, Bính đã phần nào tự lo cho cuộc sống gia đình nhỏ của mình. Sau khi có công việc, Bính đã tự tin đón nhận tình yêu và lập gia đình với một người khiếm thị cùng làm nghề tẩm quất, mức thu nhập tạm đủ nên vợ chồng quyết định sinh con. Một bé trai khỏe mạnh đã ra đời trong niềm vui của 2 bên gia đình, đó là động lực để vợ chồng Bính tiếp tục gắn bó với nghề. Làm cùng cơ sở với Bính, Hồ Văn Giầu (Chất Bình, Kim Sơn, Ninh Bình) cũng có hạnh phúc riêng với một đứa con trai kháu khỉnh. Hiện anh vẫn miệt mài, chăm chỉ làm việc để kiếm tiền, nuôi con.
Là người gắn bó với nghề lâu năm nên đôi khi cô Thơi cũng gặp những trở ngại từ phía khách hàng: những lời lẽ thiếu tôn trọng, cử chỉ không đứng đắn. Thế nhưng, bằng bản lĩnh, sự quyết đoán và cách ứng xử khéo léo cô đã vượt qua những tình huống thử thách trong nghề. Cô Thơi chia sẻ: “Không có lập trường đúng đắn, khó có thể trụ vững ở nghề này”. Và ở một số nơi, một vài thời điểm, nghề tẩm quất của người mù phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các cơ sở tẩm quất cổ truyền trá hình, gây mất niềm tin và ấn tượng tốt đẹp từ phía khách hàng. Song không vì thế mà người khiếm thị từ bỏ, họ vẫn nỗ lực, tạo dựng uy tín, vị thế cho riêng mình.
Với nhu cầu cuộc sống thực tiễn hiện nay, nghề tẩm quất hứa hẹn sẽ mở rộng cánh cửa việc làm cho người khiếm thị. Không chỉ mang lại cuộc sống đủ đầy hơn về vật chất mà còn tạo sự khởi sắc trong đời sống tinh thần. Hy vọng, trong thời gian tới cùng với sự quan tâm của các cấp, ngành, Hội Người mù tỉnh sẽ tiếp tục mở các lớp tẩm quất để có thêm nhiều người khiếm thị tìm được “nguồn sáng”. Thiếu đi đôi mắt, mọi nội lực dường như dồn hết vào đôi bàn tay. Nhờ nghề tẩm quất, những “đôi bàn tay kỳ diệu” ấy đang giúp người mù vươn lên khẳng định mình: “Tàn nhưng không phế” như lời Bác Hồ đã dạy.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả