Kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2014) Dạy nghề tạo cuộc sống bền vững cho người khiếm thị
Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 2.890 hội viên sinh hoạt các cấp hội, trong đó số người khiếm thị ở độ tuổi lao động là gần 400. Đây là con số không lớn, chỉ chiếm gần 1/7 tổng số hội viên song nếu đánh thức được lực lượng lao động này lại có ý nghĩa sâu sắc với những người khiếm thị giúp họ xóa đi mặc cảm, cùng cộng đồng xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Mỗi năm, Trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề thuộc Hội Người mù tỉnh mở 1 đến 2 lớp dạy nghề tin học văn phòng và tẩm quất với trình độ đào tạo đạt mức sơ cấp; các huyện, thành hội tổ chức một số lớp học nghề thủ công: sản xuất tăm tre, chổi đót giúp hàng chục người được tiếp cận với nghề.
Ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết: “Thời gian qua, Tỉnh hội đặc biệt chú trọng nghề tẩm quất, coi đây là nghề có tính chất mũi nhọn; các nghề thủ công và chăn nuôi, trồng trọt cũng được xem là nghề chủ đạo đối với những người khiếm thị tại các vùng nông thôn; từ đó, Tỉnh hội có những định hướng đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn”.
Sau khi tham gia các lớp đào tạo xoa bóp, bấm huyệt, hầu hết người khiếm thị đều tìm được việc làm, có mức thu nhập ổn định tại các cơ sở dịch vụ trong và ngoài Hội. Với tinh thần nỗ lực vươn lên, nhiều người trong số họ tự lập cuộc sống của mình trở thành trụ cột của gia đình. Nhờ nghề tẩm quất, chị Nguyễn Thị Diệp (Thành phố Thái Bình) nuôi dưỡng mẹ già và 2 em câm điếc; chị Phạm Thị Quyên (Hưng Hà) có kinh tế ổn định, xây dựng được nhà thay cho ngôi nhà ngói lụp xụp trước kia.
Tiềm năng phát triển từ nghề tẩm quất là rất lớn nếu có những định hướng hoạt động đúng đắn, chất lượng đào tạo tốt. Chỉ tính riêng 5 năm trở lại đây, tại 8 huyện, thành hội, nghề tẩm quất mang lại doanh thu 10,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động với mức thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng. Thế nhưng do đặc thù lao động nghề tẩm quất cần có sức khỏe nên không phải ai có nhu cầu cũng theo học và có thể làm việc được. Vì vậy, nhiều người khiếm thị đã tìm đến các ngành nghề thủ công: làm hương, chổi, đan làn nhựa, lưới cầu lông và mây tre đan. Bằng kiến thức được trang bị, phần lớn người khiếm thị tiếp tục gắn bó, duy trì với các nghề thủ công tại các cơ sở sản xuất tư nhân ở địa phương. Nguồn thu từ lượng sản phẩm 11,6 triệu gói tăm (tính từ năm 2008 - 2013) giúp bảo đảm cuộc sống cho khoảng 170 lao động khiếm thị với mức thu nhập 1 triệu đồng/người/tháng.
Dẫn đầu trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tăm trên thị trường là Thành hội và cá nhân nổi bật là anh Trần Xuân Xiêng phụ trách máy xát tăm với sản lượng đạt 25 - 30 tấn/năm. Người khiếm thị luôn tràn đầy nghị lực, lại thêm tính cần cù, chịu khó, họ hoàn toàn có thể làm chủ cuộc sống của mình nếu được quan tâm, hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm từ các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong cộng đồng.
Hiện nay, hoạt động dạy nghề đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khiếm thị, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương. Song khó khăn lớn nhất trong công tác dạy nghề cho người khiếm thị là thiếu cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo nghề. Mong rằng, trong thời gian tới, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cùng sự nỗ lực từ chính bản thân người khiếm thị sẽ có lời giải cho bài toán này, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động dạy nghề với người khiếm thị.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã Hồng Minh
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
- Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Tây Sơn
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2025, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số và hoàn thành ở mức tốt nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
- Cần nâng cao “sức đề kháng” trước các thông tin xấu độc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư