Hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn
Lớp dạy nghề may cho nông dân tại xã Nam Hà (Tiền Hải)
Công tác dạy nghề đã và đang được các địa phương trong tỉnh chú trọng đầu tư phát triển. Việc triển khai thực hiện Ðề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Ðề án 1956) là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, góp phần đưa chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề từng bước được nâng lên, khơi gợi ý thức tự giác trang bị nghề, tìm việc làm ổn định ở người lao động. Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng công tác dạy nghề đã góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần người lao động.
Bên cạnh từng bước nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, huyện Quỳnh Phụ tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xác định là một giải pháp quan trọng. Ðể thu hút lao động nông thôn tham gia học nghề, huyện đã khảo sát nhu cầu người dân, mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch phát triển, thế mạnh của địa phương và nhu cầu về kiến thức khoa học kỹ thuật. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã mở được 123 lớp dạy nghề cho trên 4.000 học viên, trong đó, có khoảng 100 lớp dạy nghề phi nông nghiệp.
Ông Bùi Hữu Khang, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Quỳnh Phụ cho biết: Việc tổ chức dạy nghề hiệu quả đã giúp lao động nông thôn nắm được các kỹ thuật cơ bản sản xuất. Sau khóa học, các học viên còn được tạo điều kiện giới thiệu việc làm, có thu nhập ổn định. Sau khi qua đào tạo nghề, hơn 40% học viên đã tìm được việc làm phù hợp, đúng nghề đã học.
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thái Thụy cũng được nâng cao chất lượng. Năm 2013, huyện đã mở 53 lớp đào tạo nghề cho 1.813 người, tập trung vào các nghề: may thời trang, kỹ thuật sửa chữa máy vi tính, tin học văn phòng, kỹ thuật xây dựng, điện dân dụng. Các tổ chức chính trị xã hội và một số phòng chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn mở 242 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 15.700 lao động nông thôn.
Từ việc quản lý chặt chẽ, phân loại đối tượng học nghề, giải quyết việc làm sau đào tạo, các học viên đã tìm được việc làm đúng nghề sau đào tạo. Ðặc biệt, nhiều lao động đã chuyển việc làm từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp, theo đúng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu nghề của địa phương.
Dạy nghề mây tre đan ở xã Thái Xuyên (Thái Thụy).
Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, từ năm 2010 đến nay toàn tỉnh đã có gần 39.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề. Trên 75% lao động nông thôn hoàn thành khóa học được cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp giới thiệu việc làm, bao tiêu sản phẩm học nghề. Thực hiện Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đến nay, toàn tỉnh có 27 cơ sở dạy nghề gồm 8 trường trung cấp nghề, 18 trung tâm dạy nghề, 1 cơ sở liên kết đào tạo của Trường Cao đẳng nghề. Ngoài ra, còn có các cơ sở khác tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Ðã có 35 bộ chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng và phê duyệt. Trong đó, trình độ sơ cấp 25 nghề, dạy nghề dưới 3 tháng 10 nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được tăng cường đầu tư. Ðội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề các cấp và của cơ sở dạy nghề, giáo viên dạy nghề được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc giám sát, đánh giá các hoạt động đào tạo, dạy nghề chưa được thường xuyên. Hệ thống tổ chức, quản lý nhà nước về công tác dạy nghề còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của công tác dạy nghề; chưa có cán bộ quản lý, giám sát chuyên trách về dạy nghề ở cấp huyện và xã nên việc phối hợp để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả chưa cao. Thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo có địa chỉ và thực hiện tốt việc giải quyết việc làm sau đào tạo. Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ để khuyến khích, huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn dàn trải, chưa tập trung nên hiệu quả chưa cao...
Ðề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đề án có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện sự đồng thuận "ý Ðảng, lòng dân”. Ðể thực hiện được mục tiêu từ nay đến năm 2015, toàn tỉnh có 17.000 lao động nông thôn được học nghề, trong đó nghề nông nghiệp khoảng 8.000 người, nghề phi nông nghiệp khoảng 9.000 người, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ sở dạy nghề cùng chính quyền các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp, thông tin kịp thời về hiệu quả hoạt động dạy nghề.
Ðặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy cho lao động nông thôn theo Ðề án 1956, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục tăng cường và đổi mới phương pháp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp huyện, xã trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nghề đào tạo, bảo đảm thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng xem xét nên đào tạo nghề gì để phù hợp với tình hình thực tế và thu hút được học viên, đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo, doanh nghiệp để lo đầu ra cho người lao động. Công tác kiểm tra, rà soát kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Ðề án, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh đã được phê duyệt cần được quan tâm đúng mức. Cùng với đó, cần tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực đào tạo cho một số cơ sở dạy nghề công lập, chú trọng tăng cường cơ sở vật chất cho dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động trong tỉnh, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngọc Mai
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị