Thứ 2, 19/05/2025, 10:35[GMT+7]

Ấm áp tết Việt Nam với sinh viên Lào, Campuchia

Thứ 2, 26/01/2015 | 08:16:02
1,185 lượt xem
Ðại học Y Dược Thái Bình thu hút khá nhiều sinh viên đến từ Lào, Campuchia theo học. Mỗi dịp tết cổ truyền Việt Nam, lưu học sinh Lào, Campuchia lại có những trải nghiệm mới mẻ, thú vị về văn hóa của nước láng giềng.

Tập luyện thể thao là hoạt động giải trí ưa thích của lưu học sinh Lào, Campuchia tại Thái Bình.

 

Hiện có 288 sinh viên Lào và Campuchia đang theo học tại Ðại học Y Dược Thái Bình, trong đó sinh viên Campuchia 225 người, Lào 63 người. Mặc dù từ Việt Namon> về Lào hoặc Campuchia không quá xa nhưng năm nào cũng có sinh viên Lào, Campuchia ở lại dịp tết cổ truyền Việt Namon>. Lý do thì đa dạng, có người mới sang nên chưa vội về ngay, muốn ở lại tìm hiểu thêm về môi trường mới, có người muốn tranh thủ kỳ nghỉ tết để ôn tập và thực hành thêm… Theo thầy Ðỗ Văn Châu, Ban quản lý sinh viên và ký túc xá Ðại học Y Dược Thái Bình, những sinh viên ở lại phần lớn là sang học theo diện tự túc, để tiết kiệm chi phí mỗi năm họ chỉ về quê một lần. Trước tết, UBND tỉnh, nhà trường và Hội Cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam  giúp cách mạng Lào tỉnh Thái Bình, các cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia quân sự Thái Bình tại Campuchia đều tổ chức liên hoan và tặng quà cho sinh viên mừng năm mới. Các em ở lại hoặc là mời bạn bè từ các trường khác, tỉnh khác về chơi, hoặc sẽ đi thăm bạn bè ở các tỉnh khác, chủ yếu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hai địa phương cùng với Thái Bình tập trung đông lưu học sinh Lào, Campuchia nhất. Có một số trường hợp còn được gia đình từ quê sang thăm. Lưu học sinh mỗi nước đều có phòng riêng để tổ chức sinh hoạt nội bộ. Nhà trường và Ban quản lý tạo điều kiện thuận lợi để các em được đi chơi, giao lưu, gặp gỡ nhưng cũng bảo đảm an toàn, quy củ.

 

Tìm gặp những lưu học sinh hai nước đã từng ăn tết ở Thái Bình, tôi được giới thiệu với anh bạn Neak Sambath, sinh viên người Campuchia, lớp Y2H bác sĩ đa khoa, đã học tập tại Thái Bình được hơn 2 năm. Anh chia sẻ: Tôi vừa sang được vài tháng thì đến tết cổ truyền của Việt Namon> nên dù được nghỉ dài ngày tôi cũng không về. Dự bữa cơm liên hoan rất vui với các món ăn truyền thống của Việt Namon>, tôi rất thích bánh chưng, nó rất ngon, khá giống một loại bánh truyền thống ngày tết của Campuchia nhưng to hơn. Lúc ấy đang làm quen với môi trường mới nên tôi chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong ký túc xá. Mấy sinh viên đồng hương cùng ở lại chơi với nhau, buổi chiều đi tập thể thao, đá bóng cùng các bạn Việt Namon> nên cũng bớt buồn. Neak bảo, qua những gì thấy và tìm hiểu được, tết cổ truyền Việt Namon> và Campuchia có những nét giống nhau. Cũng sửa sang, quét dọn, trang trí lại nhà cửa, mua sắm quần áo mới, làm bánh truyền thống, chuẩn bị nhiều thực phẩm đầy đủ cho những ngày tết… Khắp nơi đều là không khí hào hứng, chuẩn bị cho những ngày nghỉ ngơi, tạm gác mọi công việc thường ngày. “Năm ngoái mới sang nên mình không thấy nhớ nhà nhưng tết năm nay thì mình phải về thôi vì mình nhớ nhà lắm” - Neak cười.

 

Somchit Yangsaimong, lưu học sinh Lào, lớp Y5E bác sĩ đa khoa thì vui vẻ: Mình đã học ở đây 5 năm và đã ăn 3 cái tết cổ truyền của các bạn. Chủ yếu mình bận rộn học và đi trực, ít đi đâu chơi tết nhưng mình vẫn cảm nhận được không khí ấm cúng và biết được một số phong tục đón tết của các bạn. Vì ngoài các bữa liên hoan mừng năm mới, những lưu học sinh Lào bọn mình còn được các bác trong Hội Cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sư Việt Naṃ giúp cách mạng Lào tỉnh Thái Bình chăm lo rất chu đáo. Các bác tổ chức liên hoan, những người ở lại được các bác đưa về nhà thưởng thức bữa cơm gia đình ngày tết truyền thống của người Việt Namon>, dẫn đi chơi, giao lưu. Sự quan tâm, nhiệt tình của các bác khiến bọn mình đều cảm động và thấy vơi bớt nỗi nhớ nhà. Theo Somchit, vì khác biệt ngôn ngữ nên các lưu học sinh đều theo bài chậm hơn sinh viên Việt Namon>, do vậy đa số những người ở lại đều muốn tranh thủ thời gian được nghỉ dài để học thêm và đi trực. 

 

Gặp bác Nguyễn Ðức Hạnh, Chủ tịch Hội Cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào tỉnh Thái Bình, được biết: Thành viên của Hội đều có thời gian dài gắn bó máu thịt với dân và quân Lào. Phát huy truyền thống đoàn kết, vun đắp tình hữu nghị hai nước và tri ân những người bạn Lào, các thành viên của Hội đều tự nguyện hết sức giúp đỡ để các bạn sinh viên Lào xa gia đình, xa quê hương. Ðược Ðại sứ quán Lào và Trường Ðại học Y Dược Thái Bình ủng hộ, phối hợp, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho các cháu chu đáo, động viên các cháu yên tâm học tập. Các dịp Quốc khánh Lào, Quốc khánh Việt Nam, tết cổ truyền Lào, tết cổ truyền Việt Nam, Hội đều gặp mặt, tặng quà lưu học sinh Lào, giúp các cháu tổ chức liên hoan, thi đấu bóng đá. Chúng tôi coi các cháu là người thân trong nhà, mỗi dịp tết đến đều chia nhau đưa các cháu về nhà ăn tết, vui chơi, tình cảm hết sức gắn bó. Chúng tôi rất mừng và tự hào khi sinh viên Lào tại Thái Bình được Ðại sứ quán Lào đánh giá có thành tích học tập tốt nhất trong mấy nghìn sinh viên Lào tại Việt Namon>.

 

Tết cổ truyền Việt Namon> với những bạn trẻ nước ngoài vừa có chút xa lạ, vừa ấm áp bởi tình cảm đồng hương cũng như tình cảm của những người bạn Việt Namon> nói chung, Thái Bình nói riêng. Nghe kể về những kỷ niệm của các bạn, cô sinh viên Lào mang một nửa dòng máu Việt Nyvanh Sithavong (lớp Y2E bác sĩ đa khoa) hào hứng: Năm ngoái em ăn tết ở nhà bà ngoại trong Nghệ An, nhất định sẽ có một lần em ở lại Thái Bình ăn tết để trải nghiệm tình cảm của các bác và các bạn Thái Bình.

Sơn Hà

  • Từ khóa