Thứ 6, 09/08/2024, 01:24[GMT+7]

Hướng hợp tác mới trong đào tạo điều dưỡng Việt Nam - Nhật Bản

Thứ 2, 27/04/2015 | 20:23:06
891 lượt xem
Đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản là một trong những nội dung trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA) được ký giữa hai chính phủ tháng 12/2008. Một trong những khó khăn của điều dưỡng viên Việt Nam khi sang làm việc tại Nhật Bản là trình độ tiếng Nhật còn hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản không đạt được hiệu quả như mong muốn. Trước thực tế đó, Trường Đại h

Học viên lớp điều dưỡng đào tạo tiếng Nhật khóa I trong lễ khai giảng.

 

Tháng 8/2013, Trường Đại học Y Dược Thái Bình và Công ty Kinh doanh dịch vụ y tế - phúc lợi của Nhật Bản (Innovation of Medical Service - IMS) đã hợp tác xây dựng đề án đào tạo điều dưỡng viên có đủ năng lực làm việc tại Nhật Bản. Ngay trong năm 2013, Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tuyển khóa đầu tiên với 16 sinh viên. Theo kế hoạch, từ những năm tiếp theo, mỗi năm Trường sẽ tuyển sinh đào tạo 60 sinh viên. Điểm khác biệt của đề án là sinh viên được học tiếng Nhật đồng thời với chương trình đào tạo điều dưỡng của Trường và chương trình học thực hành thi chứng chỉ nghề nghiệp tại Việt Namon>. Sau 4 năm học và 9 tháng thực tập, lấy chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam, người học có thể đạt trình độ tiếng Nhật N1 (kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT chia năng lực tiếng Nhật thành 5 cấp độ, trong đó N5 là cấp độ thấp nhất, N1 là cấp độ cao nhất). Toàn bộ kinh phí học tiếng Nhật do IMS chi trả. Ngoài ra, IMS còn hỗ trợ người học bổ túc chuyên môn và thi chứng chỉ hành nghề tại Nhật Bản. Khi đã đạt chứng chỉ hành nghề, người tham gia được bảo đảm nơi làm việc ổn định tại Nhật Bản trong thời gian 4 năm với mức lương và quyền lợi như điều dưỡng viên người Nhật Bản, khởi điểm 270 nghìn yên Nhật, tương đương 54 triệu đồng/tháng. Sau 4 năm, người tham gia sẽ tiếp tục được tạo điều kiện để làm tại Nhật Bản nếu có nguyện vọng.

 

Hiện tại, Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tổ chức được hai khóa học theo đề án với 69 sinh viên, trong đó có 29 sinh viên là người Thái Bình. Các tỉnh, thành phố có số sinh viên theo học nhiều là Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Phú Thọ... Mặc dù áp lực học tập khá lớn nhưng các sinh viên tham gia đề án đều thể hiện quyết tâm cao. Khóa đầu tiên hiện chỉ còn 10 sinh viên, mặc dù chưa kết thúc chương trình học tiếng Nhật trình độ N3 nhưng trong kỳ thi thử đã có 1 sinh viên đạt chứng chỉ N3, các sinh viên còn lại cũng đạt kết quả khả quan. Sinh viên Vũ Thị Thanh Hoa, quê xã Đông Lâm (Tiền Hải) chia sẻ: “Chúng tôi được hỗ trợ hoàn toàn trong việc học tiếng Nhật. Tham gia chương trình, chúng tôi đều rất phấn khởi vì không chỉ biết thêm một ngôn ngữ mới mà quan trọng hơn là có cơ hội việc làm tốt. Điều đó cho chúng tôi định hướng rõ ràng trong việc học tập và có động lực để phấn đấu học tập tốt...”. Ông Takayuki Isono, Trưởng đại diện IMS tại Việt Namon> cho biết: “Chúng tôi chọn Trường Đại học Y Dược Thái Bình để hợp tác vì đây là trường công lập, rất thuận lợi cho việc lựa chọn sinh viên. Bên cạnh đó, năng lực và môi trường đào tạo của nhà trường khá tốt. Với điểm thi đại học đầu vào khá cao, có định hướng tương lai rõ ràng cho sinh viên là sẽ làm việc tại Nhật Bản nên các em học tiếng Nhật rất chăm chỉ, tiến bộ nhanh”. Cũng theo ông Takayuki Isono, trong thời gian học tập, sinh viên còn được tạo điều kiện tiếp cận, làm quen với văn hóa Nhật Bản, tác phong của điều dưỡng viên Nhật Bản...

 

Theo PGS, TS Hoàng Năng Trọng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Bình, đề án hợp tác đào tạo điều dưỡng viên có đủ năng lực làm việc tại Nhật Bản nhằm thực hiện chủ trương tạo thêm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhà trường thực hiện chương trình đào tạo rất chặt chẽ, tạo điều kiện cho sinh viên vừa học chuyên môn, vừa học tiếng Nhật. Đây là cách làm mới của Trường Đại học Y Dược Thái Bình trong đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập.

 

Hà Dung

  • Từ khóa