Thứ 2, 05/08/2024, 13:17[GMT+7]

Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng, phản biện xã hội, giám sát thực thi pháp luật

Thứ 3, 20/10/2015 | 08:25:04
1,219 lượt xem
Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khẳng định giám sát, phản biện xã hội không chỉ nhằm thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà còn thực hiện chức năng đại diện cho các tầng lớp phụ nữ theo Điều lệ Hội, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tham gia quản lý nhà nước. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ nhiều năm nay, các cấp hội phụ nữ tr

Phụ nữ xã An Thái (Quỳnh Phụ) với nghề may. Ảnh: Ngọc Linh

Tôi đã được tham dự nhiều buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp về các dự thảo luật do Quốc hội, Hội LHPN tỉnh tổ chức và có một điểm chung là dù trên cương vị nào thì cán bộ, hội viên phụ nữ cũng tham gia đóng góp nhiều ý kiến, tâm huyết, trách nhiệm, hiệu quả. Không chỉ góp ý về những nội dung liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của phụ nữ và trẻ em, các chị còn tham gia nhiều ý kiến sát với thực tế cuộc sống, đề nghị sửa đổi cả câu chữ, điều, khoản cho chặt chẽ, thống nhất để sau ban hành luật có tính khả thi cao, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, sớm đi vào cuộc sống. Chị Hoàng Thị Nguyễn, Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyên Xá (Vũ Thư) cho biết: Việc tổ chức góp ý vào các dự thảo luật của Quốc hội giúp chị em nâng cao kiến thức, ý thức được quyền và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, thực thi pháp luật. Tôi mong các cấp, các ngành tạo điều kiện phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xây dựng, giám sát thực thi pháp luật để chị em được nói lên tiếng nói của mình, đóng góp vào các dự thảo luật nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

In hoa văn trên sản phẩm chiếu cói truyền thống của xã Tân Lễ (Hưng Hà). Ảnh: Ngọc Linh

Ghi nhận về vai trò của phụ nữ trong xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực thi pháp luật, đồng chí Phạm Xuân Thường, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng: Những năm qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh, đặc biệt các đồng chí nữ lãnh đạo tỉnh, nữ đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia vào các ban, hội đồng tư vấn pháp luật của tỉnh, của địa phương, các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng xây dựng các dự thảo luật bằng hình thức viết tin, bài, tham gia các cuộc hội thảo hoặc tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp về các dự thảo luật, như: Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ luật Dân sự (sửa đổi)... Từ đầu năm đến nay, các cấp hội đã tổ chức hàng nghìn buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy hiệu quả hàng trăm tủ sách pháp luật, duy trì nền nếp sinh hoạt các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức hàng nghìn buổi hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chi, tổ phụ nữ để chị em tham gia ý kiến về các dự thảo luật và dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII... Thông qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho hội viên, phụ nữ; phát huy vai trò dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, vai trò phản biện xã hội trong việc tham gia, giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng pháp luật. Ngoài ra, các cấp hội còn phối hợp với ngành Tư pháp mở 19 lớp chuyên đề tuyên truyền kiến thức pháp luật, gần 40 buổi trợ giúp pháp lý, thu hút gần 7.000 hội viên, phụ nữ tham gia; tổ chức các đợt giám sát chuyên đề, qua đó phát hiện và kiến nghị với các cơ quan chức năng giải quyết một số vụ vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em; phối hợp tham gia nhiều hoạt động giám sát thực thi chính sách pháp luật trên địa bàn; cử cán bộ hội tham gia các tổ hòa giải, góp phần hòa giải thành công nhiều vụ việc phức tạp ngay từ cơ sở... Các cấp hội phụ nữ đã tích cực tham mưu, đề xuất tăng nguồn cán bộ nữ, cán bộ hội tham gia cấp ủy các cấp, Quốc hội và HĐND.

Để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực thi pháp luật, theo ông Phạm Xuân Thường, thời gian tới, Hội LHPN tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo, định hướng cho các cấp hội lựa chọn những vấn đề giám sát, phản biện xã hội sát với chức năng, nhiệm vụ, với đời sống của cán bộ, hội viên. Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ hội về kỹ năng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất chính sách, thực hiện phản biện xã hội, tư vấn pháp luật, giải quyết đơn, thư, kỹ năng tham gia các ban, hội đồng tư vấn pháp luật; tham mưu, đề xuất với Đảng tạo nguồn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ nữ và giới thiệu nhân sự nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND.

Thu Hiền

  • Từ khóa