Thứ 7, 10/08/2024, 06:37[GMT+7]

Qua 7 năm thực hiện Luật Điện lực và những bất cập cần sửa đổi

Thứ 3, 22/05/2012 | 16:50:33
1,201 lượt xem
Ngày 1/7/2005, Luật Điện lực chính thức có hiệu lực thi hành. Đây là bộ luật hết sức quan trọng để ngành Điện lực Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới và từng bước hoạt động theo cơ chế thị trường, thúc đẩy ngành Điện phát triển, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, qua 7 năm thực hiện Luật Điện lực đã xuất hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành điện và chiến lược phát triển nền kinh tế. Theo chương trình của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, dự kiến sẽ sửa đổi Luật Điện lực. Các đoàn đại biểu Quốc hội (trong đó có Đoàn Thái Bình) đã đi nghe ý kiến của cử tri nói chung và ngành điện nói riêng chung quanh những vấn đề và nội dung cần sửa đổi.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Theo báo cáo mới nhất của Công ty Điện lực Thái Bình về tình hình cung cấp điện trên địa bàn từ năm 2005 đến hết năm 2011 và quý I-2012 cho thấy: Việc cung cấp điện là khá ổn định phục vụ hợp thời cho phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cấp điện ổn định cho các khu công nghiệp trọng điểm và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng điện thương phẩm năm 2005 là 428 triệu kWh; năm 2006 là 542 triệu kWh; 2007: 624 triệu kWh; 2008: 707 triệu kWh; 2009: 900 triệu kWh; 2010: 882 triệu kWh; 2011: 942 triệu kWh... Như vậy, năm 2011 tổng điện thương phẩm tăng gấp đôi năm 2005; tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 11% đến 13%. Riêng quý I-2012 đạt 230,79 triệu kWh (94,3%) so kế hoạch và tăng 3,27% so cùng kỳ năm 2011.

Đặc biệt, đến hết năm 2011, Công ty Điện lực đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của 186 xã để ký hợp đồng mua bán điện đến hộ. Trong đó, năm 2005 tiếp nhận 15 xã, 35.177 công tơ; từ năm 2008 đến 2011, tiếp nhận 171 xã; tổng đường dây hạ áp: 2913,2 km; 328.766 công tơ 1 và 3 pha. Trước khi bàn giao cho ngành điện quản lý, lưới điện hạ áp nông thôn được giao cho nhiều tổ chức khác nhau quản lý, gây tổn thất điện năng cao (33% đến 40%).

Sau khi tiếp nhận, Công ty Điện lực đã lập báo cáo xin vốn cải tạo và đã cải tạo xong 169 công trình, tổng mức đầu tư 337,49 tỷ đồng gồm: Thay toàn bộ cáp nhập từ đường dây hạ thế xuống hòm công tơ; thay thế 12.407 cột điện, 859,29 km đường dây 400V; thay thế và bổ sung 6309 công tơ 3 pha; 322.167 công tơ 1 pha.

Do thực hiện tốt Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật nên sau khi ngành điện tiếp nhận bán điện đến tận hộ, người dân nông thôn được mua điện trực tiếp của ngành điện theo giá quy định của Nhà nước. Mặt khác, cho dù nguồn vốn cải tạo tối thiểu, nhưng ngành điện đã kết cấu lại lưới điện hạ áp, cải tạo thay thế các đường dây không bảo đảm an toàn, nên chất lượng điện được cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ ở các vùng nông thôn; lưới điện an toàn hơn, sau khi tiếp nhận ngành điện đã làm tốt công tác dịch vụ khách hàng, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng điện an toàn, hiệu quả, hạn chế các tai nạn về điện.

NHỮNG BẤT HỢP LÝ CỦA LUẬT
Tại khoản 3 điều 11, Luật Điện lực quy định: “Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ điện, đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện”. Theo Công ty Điện lực thì cần bổ sung thêm ý: “... trừ trường hợp có thỏa thuận khác với đơn vị truyền tải điện”. Bởi vì, các đơn vị điện lực đang rất thiếu vốn đầu tư, nếu thỏa thuận được bên mua điện đầu tư sẽ giảm áp lực về nguồn vốn cho các đơn vị điện lực.

Về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải, phân phối và sử dụng điện, điều 16 Luật Điện lực cần bổ sung các quy định đối với việc dùng điện trong sinh hoạt là: “Các hộ gia đình hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn: máy điều hòa, bình nước nóng, bàn là điện... trong giờ cao điểm; tắt các thiếu bị điện, đèn chiếu sáng khi không có nhu cầu sử dụng, khuyến khích các hộ gia đình dùng các loại bóng tiết kiệm”.

Trong mua bán điện và dịch vụ cung câó điện theo hợp đồng có thời hạn, khoản 6, điều 23 quy định: trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo 3 lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.

Cũng tại khoản 4, điều 24 Luật Điện lực ghi: “Bên mua điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt trong khu vực quản lý của mình và thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện công tơ bị mất hoặc bị hỏng. Bên mua điện phối hợp với bên bán điện bảo vệ. Công tơ lắp đặt ở ngoài khu vực quản lý của bên mua điện”. Bởi vì, hiện nay đối với việc mua, bán điện phục vụ mục đích sinh hoạa đa số công tơ treo trên cột ngoài khu việc quản lý của bên mua điện. Nếu, quy định trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt ngoài khu vực của khách hàng, chỉ thuộc bên bán điện sẽ rất khó khăn cho ngành điện trong việc yêu cầu khách hàng bồi thường điện năng và tiền điện khi công tơ bị phá hỏng để gian lận trong sử dụng điện.

Về giá điện và các loại phí, tại điểm C, khoản 1 điều 31, dự thảo Luật sửa đổi có ghi: “Đơn vị điện lực quyết định biểu giá bán buôn, bán lẻ điện cho các nhòm khách hàng căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này”. Đề nghị làm rõ cụm từ “đơn vị điện lực”. Vì theo quy định tại khoản 2, điều 3 Luật Điện lực thì: Đơn vị điện lực là tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động có liên quan”. Nếu theo quy định này những đơn vị bán buôn, bán lẻ điện cũng được quyết định biểu giá khách hàng.

Đối với quyền và nghĩa vụ của đơn vị điện lực, khách hàng sử dụng điện... tại khoản 3, điều 46 Luật Điện lực, đề nghị bổ sung hai nghĩa vụ với khách hàng sử dụng điện như sau: 1, Phối hợp với bên bán điện bảo vệ công tơ lắp đặt ngoài khu vực quản lý của mình; 2, Bồi thường cho bên bán điện trong trường hợp sử dụng non tải  máy biến áp gây thiệt hại cho buôn bán điện”. Đề nghị sửa lại tại Khoản 1, điều 63 như sau: “Thời hạn thanh toán đối với điện năng, do hai bên mua bán điện thỏa thuận, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo thanh toán tiền điện. Vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện và xử lý vi phạm sử dụng điện... cần xem xét bổ sung các quy định về tranh chấp hợp đồng trong Luật Điện lực để nâng cao tính pháp lý.

Phạm Thanh

 

  • Từ khóa