Kiến Xương: Nhiều dòng sông bị “bức tử”
Bãi gỗ của ông Phạm Xuân Nghiễn lấn chiếm mặt sông Lâm Giang (địa phận xã Quang Hưng).
Kiến Xương được coi là rốn nước của các huyện phía Nam của tỉnh. Trong các trận mưa bão lớn, địa phương này luôn xảy ra tình trạng ngập úng. Hệ thống sông trục, sông dẫn, kênh, mương nội đồng giúp cho Kiến Xương chống úng hiệu quả. Thế nhưng, hiện nay hàng loạt các con sông trên địa bàn huyện đang bị “bóp nghẹt”, cản trở dòng chảy gây rất nhiều khó khăn công tác điều tiết thủy lợi tưới, tiêu cho trên 16.000ha lúa và hoa màu.
Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Kiến Xương cho biết: Chỉ tính riêng hệ thống sông do đơn vị quản lý có tới 174 trường hợp vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, lấn chiếm lòng sông, gây ách tắc dòng chảy đã được lập biên bản nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Lấn chiếm lòng sông diễn ra phổ biến nhất là trên sông Kiến Giang, có tới 144 trường hợp vi phạm tập trung ở các xã: Vũ Quý, Quang Bình, Hòa Bình, Bình Minh. Mức độ và hình thức vi phạm khác nhau từ xả thải vật liệu xây dựng, cắm cọc làm công trình phụ đến đổ đất, xây kè làm bãi đậu xe, lán trại, xây nhà, lấn chiếm lòng sông với độ rộng từ 2 - 34,5m.
Mới đây nhất là trường hợp ông Nguyễn Văn An, thôn 4, xã Vũ Quý đã san lấp lấn chiếm lòng sông chiều dài 15m, rộng 3m làm nơi để xe ô tô; ông Ngô Văn Đạt, thôn 3, xã Vũ Quý xây kè, san lấp 21m dọc bờ sông, chiều rộng lấn chiếm vào lòng sông chỗ rộng nhất 8m; hay trường hợp ông Đoàn Ngọc Lịch, thôn Đông Thành, xã Bình Minh san lấp làm vườn, kho lấn chiếm 35m2 lòng sông; ông Đào Xuân Ngọc ở cùng thôn đóng cọc tre, san lấp đất lấn chiếm sông với chiều dài 9,5m, rộng 10m…
Điều đáng nói là những trường hợp vi phạm đã được Xí nghiệp KTCTTL Kiến Xương phát hiện, kết hợp với chính quyền các xã lập biên bản nhưng chưa xử lý, giải tỏa được.
Ông Nguyễn Văn Thùy, Chủ tịch UBND xã Vũ Quý cho biết: Các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng sông trên địa bàn xã đều được địa phương tuyên truyền, vận động giải tỏa nhưng các đối tượng cố tình chống đối. Do các trường hợp vi phạm đã ở mức độ “việc đã rồi”, mức xử phạt hành chính trên 10 triệu đồng nên vượt quá thẩm quyền của cấp xã và xã không ra được quyết định cưỡng chế giải tỏa. Rất bức xúc trước tình trạng này nên UBND xã nhiều lần kiến nghị cấp trên vào cuộc giúp đỡ địa phương giải quyết dứt điểm.
Tình trạng lấn chiếm lòng sông ngày càng diễn ra phổ biến ở Kiến Xương.
Không riêng sông Kiến Giang, trên các sông trục, sông dẫn như: Lâm Giang, Nguyệt Lâm, T1 An Quốc, Dục Dương, Cù Là, Cốc Giang và các kênh, mương nội đồng của huyện Kiến Xương, tình trạng người dân lấn chiếm lòng sông diễn ra phổ biến. Con sông Lâm Giang có độ dài khoảng 4,5km phục vụ sản xuất cho hơn 1.000ha lúa và hoa màu của nông dân các xã: Quang Minh, Quang Hưng, Minh Hưng và Quang Trung.
Tại thời điểm phóng viên Báo Thái Bình tác nghiệp tại hiện trường có tới 13 trường hợp lấn chiếm lòng sông. Nghiêm trọng nhất là trường hợp ông Phạm Xuân Nghiễn, thôn Đông Nghĩa, xã Quang Hưng chiếm dụng 40,5m chiều dài, 5,7m chiều rộng của sông để làm bãi tập kết gỗ. Bãi gỗ này chiếm gần một nửa mặt sông lại nằm sát ngay đầu cống cầu Tây, xã Quang Hưng đi Nam Bình. Theo Giám đốc Xí nghiệp KTCTTL Kiến Xương, ông Nghiễn lấn chiếm lòng sông từ năm 2014 đến nay làm ách tắc dòng chảy, gây khó khăn cho việc dẫn nước tưới và tiêu chống úng cho các địa phương trong vùng.
Xin được nhắc lại, trận bão số 1 năm 2016 đã khiến cho 9.000/11.400ha lúa mùa, 1.200ha hoa màu hè thu và 1.170ha nuôi trồng thủy sản của huyện Kiến Xương bị ngập úng nặng. Nguyên nhân do thiên tai chỉ là một phần, còn lại do việc lấn chiếm lòng sông của chính người dân đã tác động tiêu cực đến công tác chống úng dẫn tới thiệt hại nặng nề cho nông dân. Hy vọng, điều này sẽ không lặp lại trong mùa mưa, bão năm nay khi các cơ quan chức năng sớm vào cuộc quyết liệt, giải cứu cho những dòng sông.
Khắc Duẩn
Tin cùng chuyên mục
- Để chính sách năng lượng thúc đẩy phát triển giao thông xanh 18.02.2025 | 13:31 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Kiến Xương: Nỗi lo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 14.12.2024 | 18:54 PM
- Đến ngày 31/12/2024, 100% các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 06.12.2024 | 19:26 PM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J