Thứ 7, 14/12/2024, 16:04[GMT+7]

Tôi muốn Thái Bình có tên trên bản đồ gốm sứ Việt Nam

Thứ 6, 28/07/2023 | 15:35:47
3,325 lượt xem

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

 

 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Khuôn mặt chữ điền, trán cao, mắt sáng toát lên vẻ thông minh, lanh lợi, nụ cười hào sảng, ai đã một lần tiếp xúc với Bùi Văn Sơn đều cảm nhận ở con người ấy có sự sắc sảo mà nhẹ nhàng, quyết liệt mà mềm mại, sôi nổi mà điềm tĩnh và cũng rất dễ gần. Chỉ có điều, người ta không thể hiểu được vì sao con người ấy sinh ra ở miền quê lúa, được đào tạo ở nước ngoài chuyên ngành chế biến lâm sản mà lại gần trọn đời gắn với nghề gốm sứ - một nghề vốn không có trong danh mục của miền đất trăm nghề Thái Bình.

Thời điểm năm 1986 - như ông nói đó là cái duyên cuộc đời - Bùi Văn Sơn chuyển công tác từ miền núi về làm ở Long Hầu đúng lúc doanh nghiệp có sự chuyển đổi cơ chế quản lý, Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn ngành nghề sản xuất để phát triển. Long Hầu đã chuyển từ sản xuất gạch, ngói đỏ sang sản xuất gạch men và thử nghiệm một số sản phẩm khác như sứ vệ sinh, sứ cách điện, sứ gia dụng.

Là cán bộ kỹ thuật, suốt những năm 1986 – 1990, ông được Công ty giao nhiệm vụ phục vụ các chuyên gia để thực nghiệm công nghệ mới. Vốn thông minh, sáng dạ lại chịu khó quan sát, nghiên cứu, ông đã tiếp cận kiến thức và nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Ông Sơn chia sẻ: Bản tính của tôi là bất cứ nhiệm vụ gì mình đã nhận thì đêm hôm sớm tối tìm mọi cách để hoàn thành bằng được. Trong quá trình nghiên cứu cách phối liệu, tôi đã sáng tạo ra 2 mẫu gốm, men có chất lượng cao mà ngay cả các chuyên gia lúc đó cũng phải ngỡ ngàng. Thành quả đầu tay cộng với tính tò mò trước một ngành nghề mới mẻ đã thôi thúc tôi nghiên cứu. Song có lẽ từ những năm 1990 – 1993 khi sứ Tiền Hải bắt đầu đốt sứ mỹ nghệ, thuê nghệ nhân Bùi Xuân Hải ở Hải Phòng về truyền công nghệ, tôi đam mê từ đấy.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Chưa một ngày nào học ở trong trường về chuyên ngành silicat làm gốm sứ nhưng nhờ thích thú, đam mê, Bùi Văn Sơn mày mò tự học và kiên trì thử nghiệm. Để được thử nghiệm, mỗi tháng ông đều dành dụm một khoản tiền để mua hóa chất, nguyên liệu về thực hành. Năm 2000, rất nhiều lần ông bỏ ra hàng triệu đồng đi mua nguyên vật liệu, hóa chất về nghiên cứu làm gốm sứ mỹ nghệ nhưng sản phẩm sau đó lại vứt đi do không như ý. Nhiều khi người thân tưởng ông bị gàn dở vì đi mua bát sứ Trung Quốc về rồi đập ra, một mình ngồi xem, nghiên cứu cách để làm như nào được như nó và còn hơn nó.

Nói về sự học của mình, ông Sơn chia sẻ: Trong quá trình sản xuất công nghiệp, chúng tôi có đọc sách của nhiều thầy ở Trường Đại học Bách khoa, học lỏm từ các chuyên gia khi chuyển giao công nghệ sứ Đường Vòng, sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu... Thời đó xuất hiện sứ xương, thế là chúng tôi cũng mò mẫm đi ra biển lấy vỏ sò về nghiên cứu cách làm, rồi cũng làm được, nhưng chưa thật sự như mong muốn. Tôi luôn luôn có suy nghĩ là họ làm được, mình cũng làm được và quyết tâm làm phải hơn họ.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Ông Sơn tự cho mình là người gặp may mắn. Năm 2005, Công ty thực hiện cổ phần hóa và ông được tập thể cán bộ, cổ đông tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty. Bên cạnh tập trung lãnh đạo vực lại doanh nghiệp, ông cũng có cơ hội để thổi niềm đam mê của mình cháy bùng lên với việc tổ chức quay trở lại làm gốm sứ và mời các chuyên gia ở Hà Nội về hợp tác.

Ông Sơn bộc bạch: Nhiều người hỏi tôi tại sao anh sản xuất thêm mặt hàng sứ mỹ nghệ làm gì trong khi làm công nghiệp cũng đã đủ mạnh rồi? Tôi trả lời, chúng tôi là những người làm gốm sứ, chúng tôi không muốn dừng lại ở một điểm nào cả, đích đến của chúng tôi là Long Hầu làm được tất cả mọi sản phẩm về sứ và sứ Long Hầu không thua kém bất cứ sản phẩm thuộc những cái nôi gốm sứ ở trong, ngoài nước.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Nếu để sản xuất và kinh doanh một mặt hàng mà thua lỗ đến 10 năm vẫn kiên trì theo đuổi, vẫn đam mê thì có lẽ ít có doanh nhân nào như Bùi Văn Sơn. Thực ra ông không điên như trước đây nhiều người hoài nghi về ông. Hóa ra trong cái tưởng như vô lý đối với giới thương gia đó vẫn có điều đáng để người ta phải suy ngẫm và có giá trị nhất định cho những ai đang đi trên còn đường khởi nghiệp.

Từ năm 2009 Long Hầu bắt đầu chuyển sang làm sứ dân dụng. Suốt đến năm 2014, mảng gốm sứ năm nào Công ty sản xuất cũng lỗ. Nhưng ông Sơn luôn có niềm tin mãnh liệt, chính sứ dân dụng sẽ là sản phẩm giúp cho doanh nghiệp vươn lên.

Ông Sơn khẳng định: Tôi không bao giờ dùng cái vốn nghèo nàn của doanh nghiệp để đi làm những thứ vô bổ, không bao giờ làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể mà chỉ có tạo ra lợi nhuận hoặc không nó cũng phải duy trì được cân bằng kinh tế, hoặc tương lai sẽ thu hoạch được những thắng lợi to lớn hơn.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Suy nghĩ tích cực là thế, nhưng để được ban lãnh đạo Công ty đồng ý tiếp tục duy trì nghề gốm và nhất là sản xuất sứ mỹ nghệ, bản thân ông Sơn phải thuyết trình trước tập thể. Quan điểm của ông là làm sứ mỹ nghệ để khẳng định trình độ, năng lực sản xuất và đẳng cấp của Long Hầu. Dùng sứ mỹ nghệ để quảng bá (PR) cho thương hiệu Long Hầu, mà đã PR là phải trả phí, nhưng cái phí này không mất cho ai vì doanh nghiệp có sản phẩm, được tiếng tăm khi được người tiêu dùng ghi nhận. Người ta thích sứ mỹ nghệ ở nước men, nét vẽ, và đó là sản phẩm trưng bày nên người ta thường xuyên nhìn thấy nó và sẽ nhớ đến sứ Long Hầu – một cách PR khôn ngoan, ít tốn kém và hiệu quả lâu dài.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Năm 2015 Long Hầu chính thức có lô hàng sứ gia dụng đầu tiên với số lượng khiêm tốn ra mắt thị trường. Đến nay, mỗi năm Công ty sản xuất và tiêu thụ khoảng 40 triệu sản phẩm các loại, trở thành một trong những nhà sản xuất gốm sứ hàng đầu Việt Nam.

Ông Sơn tâm đắc: “Mình đã đầu tư thì phải có niềm tin mới thành công được. Không có lý gì tôi phải bù lỗ 3 – 4 năm trời để duy trì một cái nếu không có tương lai. Đến bây giờ, chúng tôi có thể nói Long Hầu đang phát triển rất nhanh, phát triển trong thế chủ động của mình.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Trước đây, sứ Long Hầu đẹp nhưng luôn bị pha lẫn với các sản phẩm khác ở trong nước và cả sứ Trung Quốc vì nhìn cái nào cũng na ná, hao hao. Để xây dựng bản sắc riêng cho sứ Long Hầu, ông Sơn đã từ bỏ tất cả những gì là sao chép và “chạy theo thiên hạ” để bắt đầu làm ra những đồ sứ mà hễ ai nhìn tới đều phải tự hào với truyền thống văn hóa Việt Nam, văn hóa Thái Bình và nghĩ ngay đến Long Hầu.

Ông Sơn chia sẻ: Tôi nghĩ rằng, văn hóa của dân tộc thì chúng ta phải biết và trân trọng, tôn vinh nó. Vì thế hiện nay trên tất cả các sản phẩm đồ gốm sứ mỹ nghệ Long Hầu chỉ có hình ảnh về quê hương, đất nước, con người Việt Nam như Hạ Long, Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, Khuê Văn Các, chùa Keo… những khung cảnh nổi tiếng của ta đang được thế giới đón nhận, tôn vinh. Có thể nói, mỗi sản phẩm của Long Hầu sẽ góp một phần vào bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống của người Việt, điều đó khiến chúng tôi cảm thấy hãnh diện, tự hào.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

 Tự tin nắm được những ngón nghề, có sẵn công nghệ và hạ tầng cơ sở vật chất, Giám đốc Bùi Văn Sơn đang nung nấu muốn khẳng định với cả nước rằng, Thái Bình không phải là đất sứ nhưng vẫn có thể làm ra sứ và có một vị trí để mà tự hào, sánh vai với các cơ sở, địa phương gốm sứ nổi tiếng trong toàn quốc.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Không chỉ làm ra những sản phẩm gốm sứ có hình dáng, nước men, hình ảnh vẽ độc quyền, ông Bùi Văn Sơn đang có ý tưởng biến Thái Bình, biến Long Hầu trở thành nơi bảo tồn, tôn vinh các sản phẩm gốm sứ đỉnh cao và nơi để các nghệ nhân gốm sứ hội tụ.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Ông Sơn chia sẻ: Tương lai không xa, Long Hầu sẽ có một xưởng sản xuất và thực nghiệm sứ mỹ nghệ để dành cho tất cả các nghệ nhân nổi tiếng. Chúng tôi cung cấp chỗ ăn, chỗ ở, nguyên liệu, lò, bễ đầy đủ, họ không phải vướng bận điều gì, chỉ chuyên tâm thể hiện tác phẩm. Mỗi nghệ nhân có thể sẽ lưu lại một hai sản phẩm có danh, có tên, có địa chỉ và được trưng bày trang trọng ở Long Hầu để vài chục năm, trăm năm sau con cháu muốn tìm lại vết tích của ông cha thì có thể về với Thái Bình, về Long Hầu. Tôi tin chắc rồi sẽ có những tác phẩm để đời và có những nghệ nhân muốn lưu truyền danh thơm của mình ở một nơi đáng trân trọng như bảo tàng của Long Hầu.

 

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Gốm sứ với Bùi Văn Sơn là cả tâm huyết, sự nghiệp. Ông đã dành gần như trọn cuộc đời để xây dựng và phát triển nó. Khi được hỏi về con đường tương lai của gốm sứ Long Hầu, ông Sơn bộc bạch: Tôi không có tham vọng gì lớn, chỉ mong thế hệ sau tôi cũng hiểu, cũng có đam mê và phát triển nghề gốm sứ thăng hoa hơn nữa. Chúng tôi sẽ làm được những sản phẩm mang tính biểu tượng đại diện cho Thái Bình, hy vọng đến một lúc nào đó thế hệ sau sẽ khắc tên mình vào bản đồ Việt Nam trong ngành gốm sứ. Tôi tin điều đó sẽ đến.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

Để truyền lửa lại cho thế hệ nối tiếp, Bùi Văn Sơn luôn gần gũi chia sẻ tất cả những điều mình biết về nghề và cả những cái hay, cái đẹp của gốm sứ. Đến giờ, những cán bộ, công nhân trẻ của Long Hầu đều hiểu sản phẩm sứ mỹ nghệ có linh hồn là vì nó được kết tinh bởi bàn tay, khối óc, tâm huyết của người thợ thủ công, không giống như sản phẩm công nghiệp. Đó là tín hiệu đáng mừng vì Long Hầu sẽ không bị đứt gãy ý tưởng, đánh mất đam mê. Mừng hơn nữa là tập thể cán bộ, công nhân của Long Hầu có sự đoàn kết thống nhất, trên dưới đồng lòng, một tập thể luôn biết vì nhau cùng phấn đấu tiến lên và trong Công ty cũng không thiếu người sẵn lửa đam mê về gốm sứ mỹ nghệ.

Mua nha truoc 30 tuoi o TP.HCM, Ha Noi, giac mo co xa voi? hinh anh 1

 

Nội dung: Khắc Duẩn
Đồ họa: Việt Hùng - Kỹ thuật: Hồng Nhung


 

 



Có thể bạn quan tâm