Lễ nhảy lửa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ảnh minh họa.
Ngày 30/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định đưa lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ (Hà Giang) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ Nhảy lửa là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở Hà Giang, được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 5 tháng Giêng Âm lịch. Đây là lễ hội thể hiện nét sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú và độc đáo của đồng bào Dao Đỏ.
Theo quan niệm của người Dao Đỏ, lửa tượng trưng cho sự sống và được coi như một vị thần linh thiêng, giúp mang lại ấm no, hạnh phúc cho bản làng. Mọi người tin rằng khi lễ nhảy lửa diễn ra, thần lửa sẽ sưởi ấm và mang lại cho dân làng một năm mới bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội này thường được tổ chức vào đầu năm mới.
Thông thường từ ngày mùng 2-5 Tết âm lịch, tại một gia đình có điều kiện trong làng của người Dao Đỏ, lễ nhảy lửa sẽ được diễn ra vào buổi tối. Chủ nhà sẽ mời thầy đến làm lễ với các vật phẩm như gà luộc, gạo, rượu, tiền giấy bản... Thầy cúng sẽ thay mặt gia đình cầu mong một năm mới bình an, no ấm; xin phép tổ tiên, mời thần linh ban sức mạnh cho thanh niên trong làng để lễ hội được bắt đầu. Lúc này, một đống lửa to đã được đốt lên, củi cháy đượm, than hồng đỏ rực.
Khi bài tế của thầy cúng kết thúc, đống củi đã cháy rụi để lại tro than nóng bỏng. Lúc này, những người tham gia nhảy lửa toàn thân rung bần bật, hét lên một tiếng và nhảy vào than hồng bằng chân trần. Thậm chí, họ còn dùng tay không để hất than nóng lên không trung và bắt đầu tắm lửa. Những người tham gia sẽ lần lượt nhảy và bốc than cho đến khi lửa đã tàn hẳn.Quần áo của họ làm từ một loại len không bắt lửa, sau khi tham gia lễ hội cũng chỉ dính bụi, bẩn chứ không hề cháy sém. Và theo quan niệm của người Dao Đỏ, thần linh, tổ tiên đã ban cho họ sức mạnh siêu nhiên và lòng dũng cảm để đương đầu với lửa nóng. Vì vậy, sau khi bốc than lửa bằng tay không, họ cũng không hề bị bỏng.
Lễ nhảy lửa thường được người Dao Đỏ tổ chức vào buổi tối, sau khi người thực hiện nghi lễ đã ăn uống và tắm sạch sẽ. Sau khi nhảy và bước trong đống lửa, những thanh niên sẽ đến một số gia đình chúc Tết, uống rượu. Lễ nhảy lửa đầu năm mới sẽ kết thúc trong bữa cơm tại nhà cuối làng hoặc nhà ban đầu làm lễ.
Không chỉ có ý nghĩa cầu phúc trong năm mới, lễ nhảy lửa còn có ý nghĩa đặc biệt trong lễ cấp sắc của người Dao Đỏ. Những gia đình có người đã được cấp sắc sẽ có “binh mã” để bảo vệ tổ tiên. Ngày nay, phong tục nhảy lửa ở một số địa phương đã dần mai một. Tuy nhiên, cộng đồng người Dao Đỏ ở Hà Giang hay tại Bản Cuôn, xã Ngọc Phái (huyện Chợ Đồng, tỉnh Băc Kạn) vẫn duy trì và gìn giữ truyền thống lâu đời này. Vào dịp đầu năm, bên cạnh nhảy lửa, người dân còn tổ chức lễ cúng tổ tiên, lễ cấp sắc (lễ trưởng thành) và cúng sao.
Theo daidoanket.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lễ dâng hương tưởng niệm 1982 năm ngày hóa của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục 14.04.2025 | 16:12 PM
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng ở huyện Đông Hưng
- Phát động tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh