Bệnh viện Tâm thần Triển khai kỹ thuật Test Beck trong điều trị trầm cảm
Điện não đồ cho bệnh nhân tâm thần
Trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cùng gia đình họ, là nguyên nhân của 2/3 các trường hợp chết do tự sát. Trong điều trị trầm cảm, một trong những nội dung quan trọng hàng đầu là phải đánh giá được mức độ trầm cảm của người mắc để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Để đánh giá mức độ trầm cảm, việc làm trắc nghiệm tâm lý đối với bệnh nhân là cần thiết. Chính vì vậy, năm 2012, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình đã triển khai kỹ thuật trắc nghiệm tâm lý đánh giá mức độ trầm cảm (kỹ thuật Test Beck).
Bác sỹ Bùi Thị Hè, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, không như những kỹ thuật cận lâm sàng phức tạp và tốn kém, Test Beck là một kỹ thuật rất đơn giản. Chỉ với một bài tập trắc nghiệm tâm lý gồm 21 câu hỏi (đây là bộ câu hỏi chuẩn được Tổ chức y tế thế giới thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm) có thể tìm hiểu cảm xúc, tư duy, hoạt động, sức khỏe của người tham gia trả lời trắc nghiệm. Trên cơ sở kết quả trả lời, các bác sĩ sẽ phân tích kết quả, đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân, từ đó chỉ định các giải pháp can thiệp, điều trị phù hợp. Bác sĩ Bùi Thị Hè cũng cho biết kỹ thuật này đã được triển khai khá lâu trong điều trị tâm thần ở các bệnh viện tuyến trung ương song ít được triển khai tại các bệnh viện địa phương.
Mặc dù đây là một kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém song nó lại mang lại hiệu quả điều trị rất lớn. Bởi nếu như các kỹ thuật cận lâm sàng chủ yếu do cán bộ y tế thực hiện, người bệnh ở vị trí thụ động tham gia kỹ thuật thì với Test Beck người bệnh trực tiếp tham gia làm kỹ thuật và quyết định kết quả kỹ thuật. Đây chính là cơ sở vô cùng quan trọng để từ đó giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác, tăng hiệu quả trong điều trị.
Với mục tiêu 100% điều dưỡng của bệnh viện thành thạo việc hướng dẫn người bệnh thực hiện test, các bác sĩ ra chỉ định đúng, đọc được kết quả và kết luận chính xác về test. Triển khai kỹ thuật Test Beck, Bệnh viện Tâm thần đã tổ chức tập huấn cho cán bộ về kỹ thuật trên. Là người trực tiếp phụ trách triển khai kỹ thuật này, bác sĩ Bùi Thị Hè đánh giá, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên của Bệnh viện đã tiếp thu khá tốt kỹ thuật. Qua thời gian đầu thực hiện trắc nghiệm đối với bệnh nhân, bệnh nhân cũng rất hào hứng với việc tham gia làm trắc nghiệm. Mặc dù mới triển khai từ đầu tháng sáu với gần 100 bệnh nhân nội trú được chỉ định tham gia làm test, song các kết quả làm test đang hỗ trợ rất tích cực trong việc chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ Bùi Thị Hè cho biết thêm, mỗi năm Bệnh viện Tâm thần Thái Bình thực hiện khám hơn 10 nghìn bệnh nhân, trong đó tiếp nhận khoảng 10% số bệnh nhân đến khám vào điều trị nội trú và khoảng 50% điều trị ngoại trú. Trong số bệnh nhân điều trị, phần lớn là tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm thể nặng. Có một điều đáng chú ý là bệnh trầm cảm đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt tăng cao trong nhóm trẻ vị thành niên, thanh niên và người già, đây là những đối tượng dễ bị tác động tâm lý. Tuy nhiên, tại Thái Bình chúng ta còn ít quan tâm đến các bệnh rối loạn tâm lý trong đó có trầm cảm. Có một thực tế là nhiều người đang rơi vào hội chứng trầm cảm nhưng không hề biết hoặc không dám thừa nhận là mình đã mắc bệnh. Một phần lớn những người mắc trầm cảm thể nhẹ không quan tâm điều trị mà để tự phục hồi. Song cũng có nhiều trường hợp không những không thể tự phục hồi mà bệnh tiếp tục diễn tiến đến mức nặng hơn. Việc không được phát hiện và điều trị kịp thời để bệnh tiến triển đến mức nặng là một điều rất đáng tiếc. Bởi vậy, theo bác sĩ Bùi Thị Hè, định hướng của Bệnh viện Tâm thần Thái Bình thời gian tới là sẽ triển khai kỹ thuật Test Beck đến bệnh nhân khi đến khám bệnh nhằm sàng lọc, phát hiện bệnh nhân trầm cảm, để có kế hoạch hỗ trợ tâm lý và điều trị. Đồng thời tăng cường tuyên truyền về kỹ thuật này tới cộng đồng để mỗi cá nhân có thể tự làm trắc nghiệm cho mình. Khi đánh giá được mức độ mắc, chúng ta có thể đến Bệnh viện tâm thần để được khám, hỗ trợ tâm lý, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để được điều trị sớm. Bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không để lại bất kỳ một di chứng nào, người bệnh có thể trở về cuộc sống như những người bình thường nếu được điều trị sớm, phù hợp.
Bài, ảnh: Trần Thu Hương
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị