Tạo thành công tế bào tiêu diệt ung thư
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra tế bào T có khả năng tiêu diệt bệnh ung thư
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu dị ứng và diễn dịch RIKEN (Nhật Bản) đã lần đầu tiên chế tạo thành công tế bào bạch huyết T, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư. Nghiên cứu này được đánh giá là bước đột phá trong quá trình nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa bệnh ung thư.
Để tạo ra các tế bào T, nhóm nghiên cứu đầu tiên phải lập trình lại tế bào bạch huyết T có khả năng tiêu diệt một loại ung thư nhất định, thành một loại tế bào mới được gọi là tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS). Sau đó, những tế bào này được nuôi cấy và chuyển thành các tế bào bạch huyết T có khả năng tiêu diệt các loại ung thư khác nhau.
Các tế bào bạch huyết T được tạo ra từ các tế bào iPS có thể được sử dụng để điều trị các loại bệnh ung thư trong tương lai. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách tiêm trực tiếp các tế bào T vào cơ thể bệnh nhân để chúng tiêu diệt khối u.
Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tế bào bạch huyết T được sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các phương pháp thông thường. Nhưng các tế bào này thường không hiệu quả trong quá trình tiêu diệt tế bào ung thư bởi vòng đời của chúng rất ngắn.
Để khắc phục vấn đề này, tiến sĩ Hiroshi Kawamoto và các cộng sự đã tiến hành lập trình lại các tế bào bạch huyết T trưởng thành và chuyển chúng thành các tế bào iPS để tạo ra sự khác biệt.
Tiến sĩ Kawamoto, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail: “Chúng tôi đã thành công trong việc sản xuất tế bào T kháng nguyên đặc biệt bằng cách tạo ra các tế bào iPS và lập trình chúng có chức năng giống các tế bào bạch huyết T".
Các nhà khoa học cho biết bước tiếp theo của nghiên cứu là thử nghiệm xem các tế bào T có thể tiêu diệt các tế bào ung thư được chọn, nhưng không tiêu diệt các tế bào khác trong cơ thể hay không. Nếu thành công, những tế bào này có thể được tiêm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân để điều trị bệnh ung thư. Điều này có thể trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Theo Vietnamnet
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát