Công tác khuyến học với ứng dụng công nghiệp 4.0 trong đại dịch Covid-19
Ngày nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ và khách quan đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội mỗi quốc gia trên thế giới. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là kết nối số mọi lúc, mọi nơi với mọi quan hệ: người - người, người - vật, vật - vật (the Internet of Things - IoT), nó gắn vào cuộc sống con người và tạo ra trí tuệ số: Robot tạo ra Robot để cạnh tranh - thay thế con người ở mọi cấp độ đã làm thay đổi nguyên lý sản xuất theo hướng tự động hóa (Robot thay thế con người) và “in” ra sản phẩm với tốc độ cực cao và tiến triển cực nhanh: logic “nhảy vọt” thay logic “tuyến tính” tác động bao trùm, toàn diện, làm thay đổi căn bản cách con người sống, làm việc và quan hệ với nhau.
Đại dịch Covid-19 với nhiều biến thể mới đã và đang làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người, sức khỏe nền kinh tế từng quốc gia và để lại nhiều hệ lụy khó lường.
Trong tâm đại dịch Covid-19, cách mạng công nghiệp 4.0 vừa như một sự cứu cánh giúp nhân loại nhanh chóng chế tạo ra vắc-xin phòng bệnh và thuốc chữa trị vừa như một dòng chảy liên tục, không thể gián đoạn, vẫn làm thế giới thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vì thế, công tác khuyến học trong bối cảnh này phải kịp thời nhận thức và có giải pháp thích ứng với yêu cầu của tình hình mới để vừa thực hiện phòng, chống dịch có hiệu quả vừa đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị vừa đẩy mạnh xây dựng mô hình “Công dân học tập” nhằm nâng cao kỹ năng sống và hội nhập của công dân trong điều kiện bình thường mới, đồng thời thúc đẩy phát triển sự nghiệp xây dựng xã hội học tập và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Sau gần 2 năm ứng dụng việc học tập và làm việc trực tuyến, nhiều người đã có thói quen, lối sống mới, năng động, tích cực và văn minh. Trọng tâm của khuyến học ngày nay phải hướng công dân vào con đường tự học, biết sử dụng thành thạo kỹ năng, phương pháp học, làm việc, điều hành, họp trực tuyến có hiệu quả.
Công việc điều hành trực tuyến, họp trực tuyến, học tập trực tuyến đã thành phương thức phổ biến vượt ra khỏi biên giới. Phương thức này đã mang lại giá trị kinh tế (giảm chi phí đi lại, ăn ở...) mà mọi quyết định vẫn được đưa ra và thực hiện một cách hiệu quả, mọi người được an toàn, thoải mái hơn khi được học và làm việc ở nhà. Song việc điều hành, họp, học tập trực tuyến chỉ có hiệu quả khi mỗi người được trau dồi, rèn luyện kỹ năng và có khả năng tự học trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0; việc này lại càng quan trọng khi dịch bệnh kéo dài.
Để đáp ứng yêu cầu trong điều hành, hội họp, làm việc, học tập online có hiệu quả, mọi công dân cần sử dụng thành thạo một số chức năng của điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng..., biết vào được chương trình, gọi đúng tên chương trình, cài đặt, sử dụng một cách thuần thục các thao tác, biết chuẩn bị đủ dụng cụ cần thiết và có tâm thế sẵn sàng đối thoại, tương tác.
Khi làm việc, học tập online với các thiết bị điện tử, điều quan tâm nhất là phải có kỹ năng đọc, tìm kiếm nhanh. Những người có kinh nghiệm, chuyên môn thì kỹ năng này giúp họ tiếp thu được nhiều kiến thức mới hơn, vì họ có khả năng đọc lướt, tìm kiếm nhanh kiến thức chuyên môn của mình và biết dừng lại để tư duy sâu hơn, biết lưu lại những dữ liệu, thông tin quý báu cho mình, biết cách thay đổi tư duy, cách tiếp cận phù hợp trong quá trình tương tác khi học tập, làm việc trên môi trường mạng để đạt hiệu suất cao nhất. Điều đó sẽ kích thích con người muốn làm việc, muốn khởi nghiệp, muốn học tiếp.
Trong thời dịch bệnh, thay vì vào mạng để tìm tin “hot” thì hãy tiếp tục học tập các chương trình bổ ích phù hợp, cần thiết cho cuộc sống, công việc hàng ngày. Thói quen học tập online thường xuyên, khoa học như liều thuốc bổ, vận động trí não, thúc đẩy phát triển tư duy sáng tạo, giúp con người cảm thấy tự tin vào bản thân trong công việc và cuộc sống.
Những kiến thức được vận dụng trong làm việc, tích lũy qua học tập sẽ giúp mỗi người cải thiện cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả cả về vật chất và tinh thần, đồng thời tạo ra nhu cầu học tập thường xuyên và muốn được chia sẻ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, nhất là những kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả trong thời điểm hiện nay.
Trong đại dịch Covid-19, chúng ta quyết tâm “lên tàu 4.0” sớm tạo lợi thế cạnh tranh và tạo vị thế mới. Vì vậy, chúng ta cần cùng Chính phủ: (1) Thực hiện chiến lược chuyển đổi số. (2) Quản trị thông minh (thể chế hiện đại, chính quyền hiệu quả, công khai, minh bạch). (3) Xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng. (4) Tạo nguồn nhân lực số. (5) Xây dựng công nghiệp công nghệ số; nông nghiệp thông minh; du lịch thông minh... (6) Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. (7) Xây dựng đô thị thông minh...
Tóm lại, đại dịch Covid-19 đã buộc mỗi công dân phải định hình lại cách tự học, tự làm việc và tự rèn luyện mình cho phù hợp với xu hướng mới. Dù trong tình huống nào, mỗi người vẫn cần sống khỏe mạnh, phải làm việc, phải học tập, phải phấn đấu để bảo đảm sự ổn định và phát triển cho cá nhân, cho gia đình và cộng đồng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Với nhận thức như trên, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở Thái Bình đang hướng trọng tâm vào việc khuyến khích mỗi cá nhân tích cực tự học, tự bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc, bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong quản lý, điều hành hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh bước đầu đã ứng dụng công nghệ số có hiệu quả thiết thực: Tập huấn trực tuyến; hội nghị trực tuyến; tuyên truyền hoạt động của Hội trên các phương tiện thông tin có nền tảng kỹ thuật số (trang website, zalo, youtube...) và đang từng bước phấn đấu thực hiện trong cả hệ thống quản lý của tổ chức hội từ tỉnh tới cơ sở.
ThS. Vũ Mạnh Hiền
(Nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
Xem tin theo ngày
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động huyện Vũ Thư
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy