Làm chủ mọi công đoạn sản xuất máy bay không người lái
Máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học do Việt Nam chế tạo
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học (máy bay không người lái) là Tiến sĩ Phạm Ngọc Lãng, Giám đốc Viện Khoa học công nghệ không gian – Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Nhóm nghiên cứu của ông đã triển khai đề tài này từ năm 2008.
Tất cả linh kiện đều sản xuất trong nước
TS. Phạm Ngọc Lãng chia sẻ: “Việt Nam đã chính thức tham gia vào nhóm các nước thiết kế, chế tạo được máy bay không người lái. Nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái, nhưng không phải tất cả đều thành công. Đối với Việt Nam, chúng ta đã làm chủ hoàn toàn mọi công đoạn, quy trình từ việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo hành, bảo dưỡng máy bay không người lái”.
“Đó là một quy trình khép kín. Chúng tôi đã chế tạo ra được những chiếc máy bay mà gần như tất cả các linh kiện, kể cả linh kiện điện tử đều được sản xuất tại Việt Nam” TS. Lãng nói.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tự thiết kế và làm chủ được phần mềm bay tự động tuân thủ những chuẩn mực cao nhất của Châu Âu. Đây là thành công rất quan trọng, đảm bảo tính “khép kín” trong quy trình nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái. Đây là điều mà không nhiều quốc gia có thể chủ động được hoàn toàn.
“Chúng tôi cũng đã tiến hành rất nhiều thử nghiệm như đưa camera chuyên dụng lên để quay quan sát ảnh trên mặt đất, độ phân giải ảnh đạt chính xác tới hàng xăng-ti-mét”, TS. Lãng cho biết về ứng dụng đầu tiên của những chiếc máy bay không người lái.
Theo vị “cha đẻ” của máy bay không người lái, nhóm nghiên cứu của ông đã đã sản xuất được 5 loại máy bay không người lái.
Loại lớn nhất có chiều dài 4,20m, sải cánh 5,0m. Khối lượng tối đa của máy bay là 170kg, trong đó khối lượng tải có ích là 50kg. Như vậy, máy bay hoàn toàn có thể mang theo các thiết bị chuyên dùng ở rất nhiều lĩnh vực. Loại máy bay này có thể bay cao tối đa 3000m, tốc độ lớn nhất 180km/h. Bán kính hoạt động là 100km, thời gian hoạt động liên tục trên không là 6h, bay cả ban ngày và ban đêm.
“Tầm bay của máy bay có thể được mở rộng trên một khu vực rộng lớn, kể cả trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam nếu sử dụng các trạm chuyển tiếp mặt đất hoặc dùng tín hiệu điều khiển vệ tinh” TS. Lãng cho biết.
Loại máy bay nhỏ nhất chỉ dài 1,0m, sải cánh 1,2m. Tuy chỉ có khối lượng tối đa 4kg nhưng máy bay có thể mang tới 1kg, tức là đủ sức mang theo mình những thiết bị quan sát chuyên dụng. Bán kính hoạt động của chiếc máy bay “hạt tiêu” này là 2km, đạt độ cao tối đa 200m, tốc độ lớn nhất 70 km/h. Máy bay có thể hoạt động liên tục trên không trong 1 giờ. Trước mắt, loại máy bay này được trang bị camera chuyên dụng, cự ly truyền 2km.
TS. Lãng cho biết, loại máy bay này có thể cất cánh không cần đường băng, thậm chí ném bằng tay cũng có thể bay lên được.
“Loại máy bay này có ý nghĩa rất quan trọng dùng để quan sát các mục tiêu như các tòa nhà cao tầng trong thành phố vào ban đêm, quan sát trong điều kiện cần ngụy trang, quan sát các mục tiêu nhỏ trên mặt đất…” TS. Lãng nói.
“Chúng tôi đã thử nghiệm thành công cả 5 loại máy bay nêu trên, bay biểu diễn công bố thành công 3 loại. Từ ngày 27/4 đến 3/5, chúng tôi đã bay 115 chuyến, chỉ có 2 lỗi và đều đã khắc phục ngay”, TS. Lãng cho biết.
TS. Phạm Ngọc Lãng cho biết sẽ sớm đưa vào ứng dụng các loại máy bay này
Sớm đưa vào ứng dụng
Trong thời gian ngắn sắp tới, những chiếc máy bay không người lái sẽ được đưa vào ứng dụng trong các chương trình bay khảo sát địa chất, đo, vẽ bản đồ, phát hiện chặt – phá rừng, quan sát bảo vệ những cá thể động thực vật quý hiếm, quan sát đập thuỷ điện, đường dây 500 KV, quan sát ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…
Ngay trong tháng 5 này, nhóm nghiên cứu của TS. Lãng sẽ cùng với Viện Vật lý địa cầu thực hiện các chuyến bay lấy mẫu khí quyển trên các tầng điện ly.
“Những nhiệm vụ này hiện nay chúng ta phải dùng máy bay có người lái để thực hiện, rất tốn kém. Nay nếu bay bằng máy bay không người lái, chi phí sẽ giảm đi rất đáng kể”, TS. Lãng khẳng định.
Trò chuyện với phóng viên về hướng nghiên cứu tiếp theo, TS. Phạm Ngọc Lãng cho biết, ông cùng với nhóm nghiên cứu sẽ tập trung hoàn thiện 5 loại máy bay nêu trên hơn nữa theo hướng mở rộng tầm bay, trần bay của cả 5 loại máy bay nêu trên. “Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu để đưa những loại thiết bị chuyên dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau lên máy bay”.
Xa hơn nữa, vị Giám đốc của Viện khoa học công nghệ không gian Việt Nam không giấu tham vọng muốn tiếp cận công nghệ chế tạo vệ tinh quỹ đạo thấp, phục vụ cho các mục đích kinh tế, xã hội.
Theo VGP
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước