Thứ 5, 25/04/2024, 23:23[GMT+7]

Mây ngũ sắc hiếm gặp trên bầu trời Scotland

Thứ 4, 01/02/2023 | 10:18:15
1,385 lượt xem
Các chuyên gia theo dõi thời tiết của kênh BBC ghi lại hình ảnh mây ngũ sắc hay còn gọi là mây xà cừ hình thành ở độ cao lớn trong khí quyển trong hai ngày 29 và 30/1.

Mây ngũ sắc ở khu vực Dornoch Firth, Scotland. Ảnh: Michael Traill

Mây ngũ sắc tạo bởi những tinh thể băng thường được tìm thấy trong điều kiện lạnh cực hạn phía trên vùng cực. Tuy nhiên, vào tối ngày 29/1 và sáng hôm sau, nhóm chuyên gia thời tiết của BBC trông thấy một đám mây như vậy ở vùng Aberdeenshire, Highlands và Moray. Còn được gọi là mây tầng bình lưu vùng cực, chúng là một trong những loại mây đẹp nhất trên bầu trời lúc chạng vạng. Tên gọi của chúng đến từ nhiều màu sắc sinh ra khi ánh sáng Mặt Trời nhiễu xạ xung quanh những tinh thể băng nhỏ li ti.

Gần như mọi đám mây hình thành ở tầng đối lưu trong độ cao từ khoảng 9.144 m đến 15.240 m phía trên bề mặt Trái Đất. Nhưng mây ngũ sắc thường xuất hiện ở tầng bình lưu, tại độ cao 20.878 – 30.480 m. Do tầng bình lưu quá khô, nhiệt độ phải cực lạnh, dưới -78 độ C để hơi ẩm đóng băng thành tinh thể băng.

Mây ngũ sắc phổ biến hơn trong mùa đông ở Scandinavia và Canada, nhưng rất hiếm gặp ở Anh và các khu vực nằm ở vĩ tuyến thấp hơn. Loại mây này có thể xuất hiện tại Anh khi không khí lạnh vùng cực tràn xuống phía nam do thay đổi ở xoáy cực. Mây ngũ sắc cũng dễ thấy nhất vào lúc chạng vạng, khoảng thời gian ngắn trước khi Mặt Trời mọc và sau khi Mặt Trời lặn, khi Mặt Trời nằm dưới đường chân trời 6 độ. Do ở quá cao, chúng vẫn được ánh sáng Mặt Trời chiếu rọi và các màu sắc rực rỡ nổi bật trên nền trời sẫm hơn ở xung quanh.

"Tại Anh, rất ít khi nhiệt độ trong khí quyển hạ xuống đủ thấp để tạo ra tinh thể băng. Hiện tại, xoáy cực hơi nhích về hướng nước Anh, do đó không khí lạnh ở tầng bình lưu tạo điều kiện cho mây ngũ sắc hình thành", Tom Tobler, nhà khí tượng học ở công ty dự báo thời tiết MetDesk, cho biết.

Theo vnexpress.net

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày