Hệ thống phát hiện tiểu hành tinh đe dọa Trái Đất
Dự án Mắt kép sẽ bao gồm hơn 100 radar.
Công tác xây dựng giai đoạn hai mạng lưới radar phòng thủ hành tinh của Trung Quốc đang diễn ra, Space hôm 19/2 đưa tin. Giai đoạn một bao gồm 4 radar đường kính 16 m nằm gần Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc đã hoàn thành vào tháng 12 năm ngoái. Các nhà khoa học sau đó thu tín hiệu từ Mặt Trăng để kiểm nghiệm tính khả thi của hệ thống và những công nghệ chủ chốt. Giai đoạn hai sẽ xây tiếp 25 ăngten radar, mỗi ăngten có đường kính 30 m, dự kiến hoàn thành năm 2025.
"Sau khi công tác xây dựng giai đoạn hai hoàn thành, chúng tôi có thể quan sát tiểu hành tinh với đường kính chỉ vài chục mét ở cách 10 triệu km, bao gồm cấu tạo, tốc độ và thay đổi ở quỹ đạo của nó sau khi bị đâm. Các nhà nghiên cứu có thể quan sát những mục tiêu này ở giai đoạn hai trong một số điều kiện", Zeng Tao, phó giám đốc Viện nghiên cứu công nghệ radar thuộc Viện công nghệ Bắc Kinh, cho biết.
Giai đoạn 3 sẽ được khởi công để mở rộng tầm phát hiện của Fuyan lên 150 triệu km. Dự án sử dụng nhiều mạng lưới nhỏ để mô phỏng cấu trúc khẩu độ lớn, cho phép phát hiện vật thể trong không gian sâu.
Khác với Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m (FAST) ở tỉnh Quý Châu, dự án Mắt kép hoạt động giống như sóng âm của loài dơi, thông qua phát sóng điện từ và thu tiếng vang. Nhiều radar kết hợp thành một ăngten lớn khi hoạt động, tương tự mắt kép của côn trùng. Trong khi tầm quan sát của một radar bị hạn chế, kết hợp nhiều radar khiến phát hiện vật thể trong phạm vi siêu rộng trở nên khả thi.
Kính viễn vọng FAST nhận tín hiệu vô tuyến từ mục tiêu ở cách hàng nghìn năm ánh sáng, nhưng hệ thống Mắt kép có thể ghi hình tiểu hành tinh bay tới gần Trái Đất mà không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hoặc mây. Hệ thống này sẽ đóng vai trò như camera giám sát, giúp phát hiện vật thể đe dọa vệ tinh hoặc trạm vũ trụ đủ sớm để tránh hoặc phá hủy chúng.
Tháng 4 năm ngoái, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc thông báo phát triển kế hoạch phòng thủ hành tinh, bao gồm theo dõi vật thể gần Trái Đất và phóng thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh tương tự nhiệm vụ DART của NASA trong vài năm tới.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
- Chuyển đổi số - chuyển đổi từ nhận thức 24.05.2022 | 08:56 AM
- Chuyển đổi số - bắt kịp, đi cùng, vượt lên phát triển kinh tế - xã hộiKỳ 1: Xây dựng chính quyền số từ nền tảng chính quyền điện tử 04.04.2022 | 08:49 AM
- Lễ tổng kết và trao giải Hội thi, Cuộc thi sáng tạo khoa học - công nghệ và kỹ thuật năm 2020 - 2021 14.12.2021 | 16:38 PM
- Robot thu hoạch táo tự động 21.11.2021 | 13:53 PM
- Sở Khoa học và Công nghệ: Kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại huyện Quỳnh Phụ 07.11.2021 | 15:41 PM
- Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Thái Bình trong phòng, chống dịch Covid-19 26.10.2021 | 10:02 AM
Xem tin theo ngày
-
Triển khai giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, đoàn viên, thanh niên nhân ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên toàn quốc
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Thường trực Tỉnh ủy đối thoại với thanh niên
- Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiền Hải
- Khởi động đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”
- Đoàn công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Thái Bình
- Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023