Ứng dụng các đề tài khoa học cấp tỉnh vào thực tiễn
Hiệu quả từ một đề tài
Năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đề tài “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống (KNS) cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Đây là đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh, được triển khai tại 6 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh gồm: Đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Thái Bình, Cao đẳng Y tế Thái Bình, Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, Cao đẳng Nghề Thái Bình và Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình. Trong đó, Trường Đại học Thái Bình là đơn vị chủ trì thực hiện đề tài từ tháng 3/2021 - 6/2022. Bằng phương pháp khảo sát, điều tra và thu thập thông tin, đề tài đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về KNS; nội dung của công tác giáo dục, rèn luyện KNS cho sinh viên; đánh giá thực trạng về KNS của sinh viên. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện KNS cho sinh viên, xây dựng mô hình, áp dụng thực tiễn các giải pháp tại một số trường, đồng thời tổ chức hội thảo tại các khoa.
Em Phạm Minh Tùng, sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình cho biết: Được nhà trường tạo điều kiện để tham gia các hoạt động, chương trình, mô hình về KNS, em nhận thấy mình còn rất nhiều kỹ năng chưa biết, chưa hiểu đúng. Thông qua các hoạt động trải nghiệm trên lớp giúp em trưởng thành hơn, biết cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh.
Em Nguyễn Thị Hồng Huế, sinh viên Trường Đại học Thái Bình cho biết: Em được tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, hội nhập và làm việc chuyên nghiệp. Em thấy đây là hoạt động rất bổ ích, đặc biệt là với sinh viên khóa cuối chúng em. Đây là hành trang quan trọng để tìm kiếm việc làm sau này.
Tiến sĩ Phạm Thị Ánh Nguyệt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình chia sẻ: Với mục tiêu “giáo dục toàn diện, kiến tạo tương lai”, nhà trường đã chỉ đạo các khoa trong toàn trường tập trung các hoạt động giáo dục cho sinh viên phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Trong các chương trình đào tạo, ngoài trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên ngành, Trường Đại học Thái Bình còn đưa vào giảng dạy các môn học về kỹ năng sống hoặc các chuyên đề thực tế, các chương trình trải nghiệm cùng doanh nghiệp. Với từng hoạt động, mỗi khoa xây dựng kế hoạch theo các cách khác nhau sao cho phù hợp nhất với đặc điểm tình hình của từng khoa.
Có thể nói, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đề tài “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện KNS cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Bình” đã bảo đảm đúng lộ trình, đúng thời gian quy định, được các thầy cô giáo và các em sinh viên tham gia rất tích cực. Kết quả phân tích đánh giá, KNS của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Bình hầu hết đạt ở mức khá, trong đó có một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp (bao gồm cả kỹ năng ngoại ngữ), kỹ năng thương lượng và kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp là những kỹ năng rất quan trọng và cần thiết nhưng lại là những kỹ năng sinh viên đang yếu nhất. Do đó, các kỹ năng này cần phải được giảng dạy thường xuyên và hiệu quả nhằm trang bị cho sinh viên hành trang tốt nhất trước ngưỡng cửa cuộc đời để đáp ứng yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp và điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Kết quả đề tài đã bổ sung và phát triển lý luận về giáo dục KNS, quản lý giáo dục KNS áp dụng đối với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Tiết học về kỹ năng giao tiếp dành cho sinh viên Trường Đại học Thái Bình.
Đa dạng các lĩnh vực
Không chỉ có đề tài về khoa học xã hội và nhân văn, nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH - CN) trong các lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dược liệu, y tế, công nghiệp và dịch vụ, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe nhân dân... cũng được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong lĩnh vực trồng trọt, điển hình là đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp kết hợp chất thải trong chăn nuôi nhằm phòng, trừ bệnh hại vùng rễ và nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng thuộc họ cà (cà chua, ớt, khoai tây) tại Thái Bình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân đón nhận. Năng suất cây trồng tăng hơn 15% và hiệu quả phòng các bệnh vùng rễ 75 - 80%.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, nổi bật là đề tài ứng dụng nguồn gen mới để tạo đàn bê lai cao sản nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Thái Bình. Kết quả, hơn 100 con bê lai được sinh sản, các quy trình lai tạo, nuôi dưỡng bê lai được xây dựng và tập huấn cho người dân. Đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh sản tiên tiến nhân giống gà Tò và xây dựng mô hình nuôi gà Tò thương phẩm theo hướng VietGAHP đã mang đến hiệu quả rõ rệt cho một số hộ dân tại xã An Mỹ (Quỳnh Phụ). Qua đó, quy trình thụ tinh nhân tạo, quy trình ấp nở nhân tạo trứng gà Tò được hoàn thiện, tỷ lệ trứng nở nhiều hơn, gà con khỏe hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nuôi gà Tò tại huyện Quỳnh Phụ...
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực y tế, đã ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật mới, lần đầu thực hiện tại Thái Bình, mang lại hiệu quả tích cực trong khám và điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh, điển hình như: Nghiên cứu ứng dụng và tổ chức thành công phẫu thuật nội soi ổ bụng kết hợp sử dụng máy cắt nối trong điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho 30 người bệnh có hiệu quả, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí...
Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý 54 đề tài KH - CN cấp tỉnh, bao gồm 24 đề tài KH - CN chuyển tiếp từ năm 2020, 2021 sang năm 2022 và 30 đề tài KH - CN phê duyệt mới thực hiện từ năm 2022. Công tác quản lý các đề tài, nhiệm vụ KH - CN được thực hiện đúng quy định và bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đối với các đề tài được phê duyệt năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai kế hoạch KH - CN đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để tổng hợp đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH - CN bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Có thể khẳng định, việc triển khai các đề tài khoa học cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thu Hoài
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương