Vệ tinh Liên Xô vỡ vụn nghi do đâm vào rác vũ trụ
Nhà vật lý thiên văn kiêm chuyên gia về rác vũ trụ Jonathan McDowell thông báo trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) rằng vệ tinh Liên Xô, Kosmos-2143 hoặc Kosmos-2145 (cùng phóng năm 1991), vừa bị phá hủy, Space hôm 30/8 đưa tin. Sự kiện cho thấy tình hình nguy hiểm trên quỹ đạo Trái Đất, nơi những vật thể cũ tích tụ trong hơn 60 năm con người khám phá không gian đang trở thành mối đe dọa với vệ tinh và tàu vũ trụ mới.
"Một vụ va chạm quỹ đạo có thể đã xảy ra: 7 mảnh vỡ không gian được xác định từ một vệ tinh liên lạc đã ngừng hoạt động của Liên Xô phóng vào năm 1991. Các mảnh vỡ có vẻ thuộc về Kosmos-2143 hoặc Kosmos-2145, hai trong số 8 vệ tinh Strela-1M từng phóng trên cùng một tên lửa", McDowell cho biết.
Các vệ tinh Liên Xô cũ và tầng tên lửa đã qua sử dụng ở độ cao trên 800 km là mối bận tâm lớn với giới nghiên cứu. Chúng quá cao nên khó hạ xuống do quá trình hạ quỹ đạo tự nhiên nhờ lực cản của khí quyển và từng gây ra vài sự cố.
Các nhà nghiên cứu chưa rõ, và có thể sẽ không bao giờ biết được nguyên nhân chính xác khiến vệ tinh Liên Xô bị vỡ. Radar trên Trái Đất chỉ theo dõi được những vật thể lớn hơn 10 cm. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), khoảng 34.550 vật thể như vậy đang tồn tại trên quỹ đạo Trái Đất.
Ngoài những mảnh rác vũ trụ khả kiến (nhìn thấy được), khoảng 1 triệu mảnh có kích thước 1 - 10 cm và 130 triệu mảnh nhỏ hơn 1 cm vẫn đang bay trong không gian, theo ước tính của ESA. Khi radar ghi nhận một vật thể đủ lớn bay tới gần vệ tinh đang hoạt động, nhà vận hành sẽ nhận được cảnh báo và có thể di chuyển vệ tinh ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhưng không có cảnh báo nào cho những mảnh rác quá nhỏ, dù chúng cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.
Nhiều năm qua, giới khoa học đã cảnh báo về lượng rác vũ trụ ngày càng tăng trên quỹ đạo Trái Đất. Một số người lo ngại Hội chứng Kessler sắp xảy ra. Được đặt tên theo nhà vật lý từng làm việc tại NASA Donald Kessler, Hội chứng Kessler dự đoán rằng số lượng mảnh vỡ ngày càng tăng cuối cùng sẽ khiến vùng không gian quanh Trái Đất trở nên không sử dụng được vì mỗi vụ va chạm lại tạo ra thêm hàng loạt mảnh vỡ và dẫn đến các vụ va chạm nối tiếp.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh