Giao thông thông minh cần kỹ sư giỏi thực hành
Ông Võ Quang Huệ (giữa) chia sẻ quan điểm về phát triển nhân lực phục vụ cho giao thông thông minh.
Quan điểm trên của ông Võ Quang Huệ, nguyên Tổng giám đốc Bosch Việt Nam nói tại tọa đàm "Giao thông thông minh thúc đẩy phát triển bền vững" do trường Đại học Việt Đức tổ chức sáng 15/5. Hơn 11 năm làm việc tại Bosch, ông Huệ nói tại Việt Nam công ty có hơn 4.000 kỹ sư làm việc tại trung tâm nghiên cứu triển khai, trong đó có 400 kỹ sư chuyên làm lĩnh vực xe tự hành. Ở góc độ cá nhân, ông Huệ đánh giá các bạn trẻ là kỹ sư Việt có tố chất ham học hỏi, tiến bộ nhanh. Tại trung tâm nghiên cứu triển khai của Bosch, kỹ sư Việt đang đáp ứng yêu cầu cho các hãng xe khắp thế giới do công ty chuyên cung cấp giải pháp cho ôtô.
Khi phát triển giao thông thông minh, ông Huệ cho rằng cần những sinh viên, kỹ sư được thực tập nhiều tại doanh nghiệp để phát triển kỹ năng. Nhiều năm làm việc tại Đức, ông nhìn nhận chỉ thông qua thực hành mới phát triển được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển công nghệ. Muốn làm được việc này, cần sự hợp tác mật thiết giữa đại học, doanh nghiệp và nhà nước.
Nêu câu chuyện về Đại học Việt Đức, ông Huệ mong muốn nhà trường có các kết nối chặt chẽ giữa các đại học, cơ quan, doanh nghiệp tại Đức để tăng cường cơ hội thực tập, trải nghiệm cho sinh viên ở nước ngoài. "Thời gian tới TP HCM có thể có 1 - 3 dự án lắp ráp xe điện nên nguồn nhân lực sẽ rất cần", ông Huệ nói.
Ngoài phát triển nhân lực, ông Huệ cho rằng, phía nhà nước cần có chính sách tăng cường phát triển phương tiện công cộng sử dụng năng lượng xanh. Cụ thể như TP HCM cần tăng thêm nhiều tuyến xe buýt điện thay vì chỉ một tuyến như hiện nay. Theo ông, đây là yêu cầu cần thiết để nắm bắt cơ hội phát triển giao thông theo xu thế của thế giới. Ngoài ra, nhà khoa học cần các nghiên cứu để mọi loại xe điện có thể sạc bằng nguồn điện gia đình, thay vì phải đến trạm sạc, gây khó khăn. Phía người dân cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường do xe cá nhân gây ra, khuyến khích chuyển sang xe điện.
![Xe điện cho sinh viên trường Đại học Việt Đức thiết kế, năm 2017. Ảnh: Hà An](https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2024/05/15/Nhan-luc-giao-thong-3-6839-1715769481.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qHr6Tgg3dioGG-Y8iaFP1A)
Xe điện do sinh viên trường Đại học Việt Đức thiết kế, năm 2017.
Ông Hoàng Phúc Dũng, Phó phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết, thực tế thành phố từng triển khai xe buýt chạy bằng nhiên liệu CNG thân thiện môi trường. Ngoài ra, Sở đang hoàn thiện đề án hạn chế xe cá nhân, tăng lượng phương tiện công cộng, trong đó có các xe sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường. Tuy nhiên theo ông Dũng, việc phát triển xe điện cần thời gian để có bộ khung pháp lý rõ ràng làm cơ sở xây dựng chính sách.
Về phát triển giao thông thông minh, ông Dũng cho biết hiện thành phố đã ứng dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm trong việc quản lý, duy tu hạ tầng giao thông, quản lý cấp phép thi công đường bộ, xử lý phạt nguội xe vi phạm...
Theo ông Dũng việc triển khai ứng dụng công nghệ trong quản lý giao thông còn hạn chế do đội ngũ nhân lực quản lý. Họ đa phần là kỹ sư cầu đường, giao thông, kinh tế... đều tự mày mò tìm hiểu kiến thức IT phục vụ công việc. Ông cho rằng, xu hướng thời gian tới cần nhiều chuyên gia ngoài kiến thức chuyên môn còn giỏi công nghệ để phát triển các mô hình giao thông tiến bộ phục vụ phát triển đất nước.
Góp ý phát triển nhân lực, ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Giám đốc Phát triển kinh doanh, FPT IS cho rằng, giao thông thông minh không chỉ đến từ công nghệ mà còn quy hoạch, thiết kế với việc giải quyết bài toán mang tính tổng thể. Muốn như vậy, nguồn nhân lực phải có thời gian thực tập, trải nghiệm nhiều tại doanh nghiệp. Thời gian tới, đơn vị xuất khẩu các pháp giao thông thông minh ra nước ngoài cần đội ngũ kỹ sư có trình độ cao, hướng đến thị trường lớn như Mỹ, châu Âu. "Chúng tôi luôn cần đội ngũ nhân lực cho giao thông thông minh trong tương lai", ông Sơn nói.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
Xem tin theo ngày
-
Khai mạc hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần với các doanh nghiệp trong và ngoài nước xuân Ất Tỵ 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình hình triển khai dự án khu công nghiệp Hải Long
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ một số dự án trọng điểm
- Quyết liệt, khẩn trương hơn nữa trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06
- Công bố các quyết định về thành lập, hợp nhất một số tổ chức, cơ quan của Đảng bộ tỉnh
- Họp báo triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ V, năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, động viên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân mới
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ, Đông Hưng
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy