Mũi khoan sâu nhất vào lớp phủ Trái Đất
Mẫu vật lõi được khoan trong Chương trình khám phá đại dương quốc tế năm 2023. Các nhà nghiên cứu trên tàu JOIDES Resolution khoan xuống khối núi Đại Tây Dương thuộc sống núi giữa Đại Tây Dương, nơi đáy biển tách giãn và đá ở lớp phủ nhô lên mặt đất. Vị trí khoan nằm gần "Lost City", một cánh đồng mạch phun thủy nhiệt chứa đầy cấu trúc hình tháp và tổ ong, giải phóng methane và hydro vào nước biển. Nhiều tổ chức vi sinh vật sống nhờ những phân tử này, hỗ trợ quần thể động vật không xương sống nhỏ như sên biển và giun ống.
Đá ở lớp phủ khá mong manh và dễ vỡ ra, làm tắc mũi khoan, nhưng nhóm nghiên cứu rất may mắn vì có thể thu thập mẫu vật thuận lợi. Họ bắt đầu kéo những đoạn nguyên vẹn dài tới 5 m từ hố khoan. Tổng cộng, họ đã thu được hơn 7% của lõi loan dài 1,2 km, vượt xa so với sự kiến, theo William Brazelton, nhà vi sinh vật học ở Đại học Utah. Nhóm nghiên cứu phải đập nhỏ đá bằng búa tạ gần 24 giờ một ngày trong dự án khoan kéo dài hai tháng.
Ở khu vực giàu mạch phun thủy nhiệt này, tương tác giữa đất đá lớp phủ và nước biển tạo ra những hóa chất quan trọng đối với sự sống. Nỗ lực trước đây nhằm khoan xuống đất đá lớp phủ chỉ đạt độ sâu 201 m, không đủ sâu để tìm kiếm tổ chức sinh vật như vi khuẩn ưa nhiệt, theo Gordon Southam, nhà địa vi sinh vật học ở Đại học Queensland ở Australia, đồng tác giả nghiên cứu mô tả mẫu vật lõi trên tạp chí Science hôm 8/8.
"Mỗi lần máy khoan thu được một phần lõi sâu khác, đội vi sinh vật thu thập mẫu vật để nuôi cấy vi khuẩn nhằm xác định giới hạn của sự sống ở hệ sinh thái biển bên dưới mặt đất sâu", Southam cho biết. "Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tăng cường hiểu biết về nguồn gốc sự sống và vạch rõ tiềm năng của sự sống bên ngoài Trái Đất".
Lõi đá cũng có thể giải đáp nhiều câu hỏi về chuyển động của lớp phủ, theo Johan Lissenberg, nhà địa hóa học ở Đại học Cardiff tại Anh, tác giả chính của nghiên cứu. Từ mẫu đá phun ra bởi núi lửa dưới đại dương, các nhà nghiên cứu cho biết lớp phủ có nhiều thành phần đá đa dạng, đến từ sự tuần hoàn của mảng kiến tạo bên trong Trái Đất.
Với mẫu vật lớp phủ mới, Lissenberg và cộng sự có thể xem xét độ đa dạng của đất đá, sau đó phục dựng quá trình những mảng khác nhau của lớp phủ tan chảy và cách chúng dịch chuyển lên mặt đất. Cho tới nay, nhóm nghiên cứu phát hiện thay vì di chuyển theo chiều dọc, chúng di chuyển theo đường chéo tới gần bề mặt.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Thái Bình: Phát triển hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo 26.04.2024 | 16:15 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ tại Thái Bình
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
- Triển khai kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
- Công điện số 18 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành
- Huy động sức mạnh toàn dân trong ứng phó với lũ
- Thái Thụy khắc phục xong sự cố đê hữu Hóa
- Quyết liệt tập trung chống lũ, hộ đê, khắc phục hậu quả úng, ngập do bão số 3 gây ra và ứng phó với mưa lớn
- Ứng phó với lũ, tính mạng người dân là trên hết
- Nỗ lực cao nhất, quyết tâm cao nhất bảo vệ an toàn hệ thống đê điều
- Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ tỉnh Thái Bình 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3