TP HCM vận hành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0
Lễ ra mắt 14 thành viên sáng lập và thành viên hội đồng quản lý Trung tâm cách mạng công nghiệp lần 4.0 (C4IR) được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP HCM chiều 25/9. C4IR là kết quả hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) giai đoạn 2023-2026. Đây là trung tâm thứ 2 ở Đông Nam Á sau Malaysia và thứ 19 thế giới tham gia mạng lưới toàn cầu WEF.
Ở Việt Nam, C4IR hoạt động theo mô hình hợp tác công tư, tận dụng những tri thức, kinh nghiệm của mạng lưới C4IR toàn cầu mang lại hỗ trợ, đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp với định hướng quốc gia và xu thế quốc tế về công nghệ trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên tặng hoa cho các thành viên sáng lập và thành viên hội đồng quản lý C4IR trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP HCM lần 5, chiều 25/9.
Các thành viên sáng lập C4IR là các nhà lãnh đạo gồm Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, Phó chủ tịch TP HCM Võ Văn Hoan. Đại diện các Sở Khoa học - Công nghệ, Thông tin Truyền Thông, Ngoại Vụ và lãnh đạo các doanh nghiệp như Viettel, HD Bank, Techcombank, SaigonTel, GIBC; lãnh đạo Đại học Quốc gia TP HCM, trường Đại học Công nghệ TP HCM đóng vai trò thành viên sáng lập và thành viên hội đồng quản lý C4IR.
Các thành viên sáng lập và thành viên hội đồng quản lý C4IR sẽ tham dự các sự kiện quốc tế, diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), phối hợp với WEF tổ chức Diễn đàn kinh tế TP HCM cùng các sự kiện liên quan khác.
CI4R sẽ thực hiện các dự án thí điểm, nghiên cứu giải pháp ứng dụng chuyển giao công nghệ do doanh nghiệp sáng lập đăng ký với mục tiêu hoàn thiện 6 dự án trong lĩnh vực AI, bán dẫn, sản xuất tiên tiến trong ba năm. Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 sẽ đào tạo nhân lực theo đặt hàng doanh nghiệp, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp bên ngoài, tiến tới thành lập sàn giao dịch công nghệ từ năm 2026.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, cho biết sau khi C4IR khánh thành, chính quyền thành phố cam kết với Trung ương, các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện tốt nhất cho trung tâm sớm ổn định, đi vào hoạt động có hiệu quả. Theo ông Mãi, thành phố có các lợi thế về hạ tầng tương đối đồng bộ, là trung tâm đổi mới sáng tạo mới nổi, trung tâm thương mại tài chính lớn. Thành phố cũng là nơi tập trung nhân lực chất lượng cao, được Trung ương cho thí điểm chính sách đặc thù với Nghị quyết 98.
Với những lợi thế này, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, thành phố xác định mục tiêu phát triển đến 2030 tầm nhìn 2050 là hiện đại hóa, tự động hóa, phát triển công nghiệp sạch thân thiện môi trường. Để đạt mục tiêu này thành phố đặt các nhóm nhiệm vụ chính gồm phát triển các ngành tiềm năng có tầm quan trọng; khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong các ngành công nghiệp trọng điểm; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Ông nói, việc này có vai trò quan trọng của Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0.
Trước đó, tại phiên thảo luận sáng cùng ngày, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Thành viên sáng lập C4IR, cho biết trong chương trình hành động sẽ tập trung vào bốn công nghệ lõi gồm trí tuệ nhân tạo, mạng 5G, IoT, hệ thống quản lý doanh nghiệp (MES, MOM, ERP) phục vụ ứng dụng trong doanh nghiệp, hướng đến chuyển đổi công nghiệp.
Theo ông Tuấn, việc ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đo lường việc ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển bền vững ra sao, các chuyên gia của C4IR sẽ xây dựng bộ chỉ số SIRI (chỉ số sẵn sàng công nghiệp thông minh) thông qua hợp tác với các một số tổ chức chuyển đổi số uy tín trên thế giới.
C4IR sẽ phối hợp các cơ quan, đối tác tính toán đo chỉ số SIRI ở TP HCM, sau đó đề xuất bộ ngành đo lường trên cả nước. Trong chương trình hành động C4IR sẽ tập trung thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng chính sách trong phát triển kinh tế dựa trên khoa học công nghệ.
Trong sáng 25/9 tại Trung tâm đào tạo, Khu công nghệ cao TP HCM (đường Xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức) Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã khánh thành và đi vào hoạt động. Tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng để C4IR hoạt động hiệu quả là trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong định hướng, xây dựng thể chế và có chính sách ưu tiên phát triển phù hợp.
Thủ tướng yêu cầu TP HCM quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế hoạt động của Trung tâm nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Thái Bình: Phát triển hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo 26.04.2024 | 16:15 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 tạo đà cho năm 2025
- Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Bình: Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2028
- Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc phát sinh đột xuất ban hành 10 nghị quyết quan trọng
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác thiết kế, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Xây dựng báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm chất lượng
- Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Họp Thường trực HĐND tỉnh
- Tập trung tham mưu chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp