Lý do trạm ISS không bốc cháy trong không gian
Trạm ISS bay cách bề mặt Trái Đất khoảng 400 km. Ảnh: Yahoo
Bay qua quỹ đạo Trái Đất là hàng nghìn vệ tinh và hai trạm vũ trụ đang hoạt động, bao gồm Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nặng ngang 77 con voi. ISS là nơi ở của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới khi họ đóng góp vào những phát hiện trong lĩnh vực y khoa, vi sinh vật học, khoa học Trái Đất và vũ trụ... Trạm ISS di chuyển rất nhanh quanh Trái Đất ở tốc độ 8 km/s, có nghĩa nó có thể bay từ Atlanta tới London trong 14 phút. Nhưng cùng lúc, những mẩu đá nhỏ gọi là thiên thạch cũng lao qua không gian và bốc cháy khi tiếp xúc với khí quyển Trái Đất. Tại sao trạm ISS có thể liên tục quay quanh Trái Đất nguyên vẹn trong khi thiên thạch bốc cháy?
Để trả lời câu hỏi tại sao trạm ISS có thể ở trên quỹ đạo hàng thập kỷ mà không bị hư hỏng, đầu tiên chúng ta cần hiểu nguyên nhân thiên thạch bốc cháy khi lao qua khí quyển Trái Đất. Thiên thạch là những mẩu đá và kim loại nhỏ bay quanh Mặt Trời. Chúng có thể di chuyển ở tốc độ 12 - 40 km/s. Mức đó đủ nhanh để bay qua toàn bộ nước Mỹ trong khoảng 5 phút. Đôi khi, quỹ đạo của thiên thạch cắt ngang qua Trái Đất và thiên thạch tiến vào khí quyển, nơi nó bốc cháy và vỡ thành nhiều mảnh.
Dù không thể nhìn thấy, khí quyển chứa đầy các loại hạt, chủ yếu là nitrogen và oxygen. Càng lên cao khỏi mặt đất, mật độ hạt trong khí quyển càng thấp. Khí quyển bao gồm vài lớp. Nếu có thứ gì đó bay từ không gian vào khí quyển Trái Đất, nó phải xuyên qua mỗi lớp trước khi tới mặt đất. Thiên thạch bốc cháy ở tầng trung lưu cách mặt đất 48 - 80 km. Ngay cả khi không khí trên cao rất mỏng, thiên thạch vẫn va chạm với các hạt trong lúc chúng bay qua.
Khi thiên thạch lao qua khí quyển ở tốc độ rất cao, chúng bị phá hủy bởi quá trình khiến chúng nóng lên và vỡ ra. Thiên thạch ép những hạt trong không khí lại với nhau như xe ủi đất. Quá trình này tạo ra nhiều áp suất và nhiệt. Hạt không khí đâm vào thiên thạch ở tốc độ siêu nhanh, nhanh hơn nhiều vận tốc âm thanh, khiến nguyên tử vỡ ra và tạo nhiều vết nứt ở thiên thạch. Áp suất cao và không khí nóng xâm nhập vào vết nứt, làm thiên thạch tan vỡ và bốc cháy trong lúc rơi qua bầu trời.
Trạm ISS không bay qua tầng trung lưu. Thay vào đó, ISS bay ở tầng khí quyển cao và ít đặc hơn nhiều gọi là tầng nhiệt, cách bề mặt Trái Đất 80 - 708 km. Đường Kármán, ranh giới giữa bầu khí quyển và vũ trụ, nằm ở tầng nhiệt, tại độ cao 100 km phía trên mặt đất. Trong khi đó, trạm ISS bay ở độ cao 402 km.
Tầng nhiệt có quá ít hạt để truyền nhiệt. Tại độ cao của trạm ISS, khí quyển mỏng đến mức để thu thập đủ hạt tương đương khối lượng một quả táo, bạn sẽ cần một chiếc hộp lớn ngang hồ Superior. Do đó, trạm ISS không trải qua tương tác với các hạt trong không khí cũng như nhiệt độ và áp suất cao mà thiên thạch bay gần Trái Đất hơn gặp phải, vì vậy trạm không bốc cháy.
Dù không bốc cháy, trạm ISS vẫn trải qua dao động nhiệt độ lớn. Khi quay quanh Trái Đất, trạm luân phiên tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời trực tiếp và bóng tối. Nhiệt độ có thể lên tới 121 độ C khi trạm tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời, sau đó giảm xuống -156 độ C khi ở trong bóng tối trên quỹ đạo. Các kỹ sư thiết kế trạm đã cẩn thận lựa chọn vật liệu để giải quyết sự biến động nhiệt độ này. Không gian bên trong trạm được duy trì ở nhiệt độ thoải mái dành cho phi hành gia.
NASA lên kế hoạch duy trì hoạt động của trạm ISS tới năm 2030. Khi tất cả phi hành gia đã quay trở lại Trái Đất, trạm ISS sẽ tự rời khỏi quỹ đạo hoặc sử dụng một tàu vũ trụ thiết kế đặc biệt. Trong quá trình hồi quyển, trạm sẽ bay qua tầng trung lưu, nhiều bộ phận của nó sẽ nóng lên và tan vỡ.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”