Ấn Độ phóng cặp vệ tinh thử nghiệm ghép nối trên không gian
Vụ phóng, mang tên SpaDeX, sẽ giúp Ấn Độ lần đầu tiên thử nghiệm công nghệ ghép nối trên không gian, một bước quan trọng cho tham vọng xây trạm vũ trụ và đưa người lên Mặt Trăng của nước này.
"Tôi vui mừng thông báo về thành công của việc phóng tên lửa Phương tiện Phóng Vệ tinh Cực (PSLV) 60 cho nhiệm vụ SpaDeX. Tên lửa đã đưa các vệ tinh vào đúng quỹ đạo", S. Somanath, chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) phát biểu ngay sau vụ phóng. Ông cho biết, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, nỗ lực ghép nối đầu tiên có thể diễn ra vào ngày 7/1 năm sau.
Video: Ấn_Độ_phóng_cặp_vệ_tinh_thử_nghiệm_ghép_nối_trên_không_gian.mp4
Nhiệm vụ SpaDeX gồm hai vệ tinh Target và Chaser, hướng tới mục tiêu thử nghiệm công nghệ ghép nối tự động trên quỹ đạo. Tuy nhiên, ISRO hy vọng chúng sẽ làm được nhiều hơn.
Nhiệm vụ cũng mang theo 24 bộ thí nghiệm, bao gồm một cánh tay robot nhỏ ở tầng 4 của tên lửa PSLV 60, tách biệt với cặp vệ tinh. Các nhà khoa học hy vọng sẽ thử nghiệm cánh tay và những thiết bị khác sau khi ghép nối, đồng thời kiểm tra khả năng điều khiển vệ tinh kép và truyền điện giữa chúng.
Màn ghép nối dự kiến diễn ra khi Target và Chaser bay trên quỹ đạo Trái Đất thấp ở độ cao 470 km. Hai vệ tinh, mỗi chiếc nặng 220 kg, sẽ thử nghiệm các thao tác để tiếp cận nhau từ khoảng cách 20 km. Chaser chủ động tiến gần lại để thực hiện công đoạn ghép nối cuối cùng.
"Sau khi ghép nối và cố định thành công, quá trình truyền năng lượng giữa hai vệ tinh sẽ được thực hiện trước khi chúng tách ra để bắt đầu vận hành các bộ thiết bị mang theo với thời gian thực hiện nhiệm vụ dự kiến là hai năm", ISRO cho biết.
Với nhiệm vụ này, Ấn Độ đang tiến tới trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới có công nghệ ghép nối ngoài không gian sau Nga, Mỹ, Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới có chương trình hàng không vũ trụ với ngân sách tương đối thấp nhưng đang nhanh chóng gặt hái những thành tựu mà các cường quốc không gian từng đạt được. Ví dụ, tháng 8/2023, Ấn Độ đưa tàu hạ cánh xuống Mặt Trăng, trở thành nước thứ 4 làm được điều này sau Nga, Mỹ, Trung Quốc.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải