Vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam sẵn sàng lên quỹ đạo
Vệ tinh LOTUSat-1 được chế tạo tại Nhật Bản. Ảnh: VNSC
Thông tin được PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chia sẻ với VnExpress ngày 5/3.
Kế hoạch phóng LOTUSat-1 vào tháng 2/2025 phải dời lại và chưa có lịch cụ thể, do tên lửa đẩy Epsilon-S phóng thử nghiệm không thành công hôm 26/11/2024.
"Phía Nhật Bản đang cân nhắc giữa việc tiếp tục sử dụng Epsilon-S sau khi khắc phục hoặc chuyển loại tên lửa khác", PGS Tuấn nói. Ông cho biết VNSC đang phối hợp với các đối tác Nhật Bản xác định ngày phóng mới, đảm bảo vệ tinh hoạt động ổn định sau khi phóng trong thời gian sớm nhất.
Tại tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản ngày 1/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước. Điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.
Các kỹ sư của Việt Nam tham gia chế tạo vệ tinh. Ảnh: VNSC
Một đội ngũ kỹ sư và chuyên gia của Việt Nam đã được cử đến Nhật Bản để theo dõi toàn bộ quá trình thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm vệ tinh trong môi trường giả lập, từ giai đoạn phóng đến hoạt động trong không gian. PGS Tuấn xác định đây là các khâu then chốt nhằm tiếp nhận và từng bước làm chủ công nghệ, là cơ hội quý để VNSC tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn về sản xuất công nghiệp quy mô lớn và nâng cao kiến thức chuyên sâu.
Việc chế tạo LOTUSat-1 là một trong những bước đặt nền móng cho Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tiến tới tự chủ hơn trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
Tại Việt Nam, hệ thống mặt đất được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, bao gồm anten mặt đất đường kính 9,3 m để thu nhận tín hiệu, trung tâm điều khiển, vận hành vệ tinh và trung tâm xử lý dữ liệu vệ tinh. VNSC đã tiếp nhận công nghệ từ Nhật Bản để vận hành hệ thống này. Vệ tinh sẽ thực thi các nhiệm vụ được đặt hàng, trọng tâm trước mắt là các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Dữ liệu từ vệ tinh sẽ được xử lý nhanh chóng, cung cấp thông tin chính xác, hỗ trợ cơ quan chức năng và người dân ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc gia.
Vệ tinh LOTUSat-1 thuộc dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất". Dự án được khởi công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội từ tháng 9/2012, sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam.
LOTUSat- 1 có trọng lượng 600 kg, là vệ tinh công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1 m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. Vệ tinh sẽ chụp ảnh và cung cấp các thông tin chính xác giúp ứng phó với thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường.
Hồi tháng 11/2023 GS.VS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và GS Yamakawa Hiroshi, Chủ tịch Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã ký thỏa thuận thực hiện nghiên cứu khả thi trong hợp tác khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
Theo hợp tác này, hai bên chia sẻ các kinh nghiệm vận hành khai thác vệ tinh LOTUSat-1 trên quỹ đạo, kinh nghiệm vận hành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và tìm phương án chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh.
Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ từ năm 2006. Dưới sự hỗ trợ của JAXA, các kỹ sư của VAST đã nghiên cứu, chế tạo ba vệ tinh siêu nhỏ "Made in Viet Nam" gồm PicoDragon, NanoDragon và MicroDragon và đã được JAXA hỗ trợ phóng thành công vào quỹ đạo.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam
- 26 tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025 được trao thưởng