Nhiều nghiên cứu thắng giải Kovalevskaia được kết nối chuyển giao
GS.TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch UBGT Kovalevskaia Việt Nam phát biểu tại buổi giao lưu.
Thông tin được nhà khoa học chia sẻ tại chương trình Giao lưu các thế hệ nhận Giải thưởng Kovalevskaia 40 năm và Trao học bổng năm 2025 tổ chức sáng 1/4.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến cho hay, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học sau thắng giải được khai thác, chuyển giao tới các cơ sở sản xuất, cộng đồng, xã hội, góp phần nâng cao chất lượng sản xuất.
Trong số đó PGS.TS Nguyễn Thị Hà, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội và đồng nghiệp nhận giải thưởng năm 2018 với nghiên cứu về công nghệ tận dụng và xử lý chất thải và phân tích/đánh giá chất lượng môi trường. PGS Hà cho hay, nhiều năm qua đã phát triển các đề tài như tận dụng nguồn thải để chế tạo vật liệu hấp phụ, xử lý asen trong nước ngầm. Nhóm nghiên cứu của bà cũng theo đuổi hướng tận dụng phế thải tạo vật liệu xử lý môi trường, phân bón, đánh giá vi nhựa và thành phần ô nhiễm mới nổi, chế tạo thiết bị phân tích, công nghệ chi phí thấp.
GS.TS toán học Lê Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, được giải Kovalevskaia năm 2011. GS Nhàn cho biết giải thưởng trở thành động lực để bà phấn đấu nghiên cứu lĩnh vực toán học. Sau đó năm 2015 bà trở thành nữ giáo sư Toán học thứ 2 của Việt Nam.
GS.TS Lê Minh Thắng, giảng viên cao cấp khoa Kỹ thuật Hóa học, trường Hóa và Khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội được trao giải thưởng năm 2022 với nghiên cứu về chất xúc tác xử lý khí thải của các quá trình đốt cháy nhiên liệu. GS Thắng cho biết giải thưởng giúp bà có nhiều cơ hội chia sẻ với cộng đồng xã hội về nghiên cứu của mình.
Nhóm nghiên cứu do bà dẫn đầu đã phát triển nhiều loại vật liệu ứng dụng thực tế trong xử lý khí thải xe máy, khí thải công nghiệp, khí độc CO, khí NOx... Hiện nhóm nghiên cứu nhận được nhiều đề nghị hợp tác từ các tập đoàn quốc tế triển khai hướng nghiên cứu xử lý khí thải xe máy hay mối quan tâm từ các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, các quốc gia châu Phi trong việc sử dụng các loại vật liệu không đi từ kim loại quý.
Bà cũng tiếp tục nghiên cứu về các quá trình năng lượng và môi trường bền vững nhằm giảm phát thải CO2, ứng dụng nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu hydro, mang lại nhiều học bổng sau đại học cho sinh viên, hỗ trợ các đồng nghiệp nữ theo đuổi khoa học.
PGS.TS Phạm Thị Thùy, nguyên Trưởng phòng Thí nghiệm vi sinh vật côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật, nhận giải thưởng năm 2009, cho biết nhờ giải thưởng nhóm có thêm kinh phí nghiên cứu về chế phẩm sinh học phòng trừ dịch bệnh cây trồng. Kết quả từ các nghiên cứu được ứng dụng suốt 45 năm qua trong sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái. Cùng với nhóm nhà khoa học thuộc câu lạc bộ giải thưởng Kovalevskaia, bà kỳ vọng thế hệ trẻ nỗ lực và cố gắng hoàn thành xuất sắc đề tài, nuôi dưỡng và lan tỏa niềm đam mê cho thế hệ kế tiếp về nghiên cứu khoa học.
GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam, cho biết 40 năm qua, Giải thưởng đã trao cho 22 tập thể và 57 nhà khoa học nữ xuất sắc trên nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên. Bà đánh giá, những công trình nghiên cứu được vinh danh góp phần phát triển kinh tế, nâng cao sức khỏe nhân dân và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bà đánh giá giải thưởng Kovalevskaia trở thành biểu tượng của tinh thần vượt khó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học nữ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Giải thưởng Kovalevskaia mang tên nhà nữ toán học Nga lỗi lạc thế kỷ 19 - Sophia Kovalevskaia (1850 - 1891). Giải thưởng bắt đầu trao tại Việt Nam năm 1985, được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống.
Bên cạnh đó, Quỹ Giải thưởng cũng trao học bổng cho nữ sinh tiêu biểu khối khoa học tự nhiên (mỗi em nhận được trong 3 năm) để tiếp nối con đường nghiên cứu khoa học.
Theo: vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Hội nghị sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số"
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
- Quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
- Biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề
- Biểu dương 25 tập thể, 13 cá nhân điển hình tiên tiến khu vực kinh tế tập thể