"Đánh thức" tàu thăm dò sao chổi Churyumov-Gerasimenko
Tàu thăm dò Rosetta. (Nguồn: smh.com.au)
Tàu Rosetta được phóng vào vũ trụ từ năm 2004 và vào tháng 6/2011, khi đã đi xa Trái Đất khoảng 800 triệu km, phần lớn các thiết bị của Rosetta được tắt, còn bản thân tàu đã tự chuyển sang chế độ "ngủ đông" để vượt qua quãng đường dài nhất và lạnh lẽo nhất tiến tới quỹ đạo sao chổi Chury.
Trên tàu chỉ còn máy tính và một số thiết bị sưởi hoạt động nhằm đảm bảo duy trì nhiệt độ tối thiểu cần thiết.
Theo kế hoạch, vào tối 20/1 (giờ Việt Nam), máy tính sẽ tương tác với các chương trình đã cài đặt sẵn, phát tín hiệu tới các thiết bị trong trạng thái "ngủ Đông" trên tàu.
Khi đó, sẽ bắt đầu quá trình nhiều giờ đốt nóng và kích hoạt các hệ thống trên tàu, đặc biệt là thiết bị cảm biến sao để xác định phương hướng trong vũ trụ.
Trong khi đó, ăngten liên lạc của tàu Rosetta, đang tiến gần Mặt Trời với khoảng cách 673 triệu km, sẽ định hướng lại về Trái Đất. Dự kiến, sau tám giờ kể từ khi quá trình này được khởi động, tàu Rosetta sẽ kết nối được liên lạc với trung tâm điều hành bay ở Trái Đất.
Nếu thành công đây là lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ, một tàu thăm dò có thể chuyển động quanh quỹ đạo sao chổi.
Tất cả các tàu thăm dò nghiên cứu sao chổi trước đây, một số thì trong trạng thái bay tốc độ cao, số khác thì rơi xuống bề mặt của nó.
Dự kiến, vào tháng Tám tới, tàu thăm dò Rosetta có thể neo quanh quỹ đạo sao chổi Chury với độ cao từ 20-30km, và trạng thái này sẽ tiếp tục tới tháng 12/2015.
Đặc biệt, tháng 11 năm nay, môđun nghiên cứu nhỏ Philae sẽ từ tàu Rosetta đáp xuống sao chổi Chury.
Trong khoảng thời gian này, trên sao chổi sẽ diễn ra các quá trình lý-hóa mạnh mẽ, đặc biệt là sự bốc hơi nhanh chóng của lớp băng, với thành phần là nước và carbon monoxide.
Thiết bị thăm dò sẽ tiến hành thu thập dữ liệu để đóng góp cho việc nghiên cứu giai đoạn đầu của sự sống vũ trụ.
Dự án nghiên cứu Rosetta của ESA là một trong những dự án quan trọng với chi phí chế tạo lên tới một tỷ euro, với mục đích nghiên cứu sao chổi Chury, được phát hiện vào tháng 10/1969, qua đó xác định vai trò của thiên thể này trong quá trình tiến hóa của Hệ Mặt Trời.
Theo Vietnamplus
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam