Thứ 4, 31/07/2024, 01:30[GMT+7]

Công ty CP gạch men sứ Long Hầu Ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất

Thứ 5, 15/12/2011 | 14:15:07
3,044 lượt xem
Những năm qua, Công ty CP gạch men sứ Long Hầu đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng, từng bước hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Một trong những nghiên cứu thành công trong thời gian gần đây là việc sản xuất trụ đỡ chịu lửa bằng thanh lăn phế liệu sử dụng trong lò nung gốm, sứ, đã góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường.

Sản xuất đồ sứ dân dụng tại Công ty Cổ phần gạch men Sứ Long Hầu. Ảnh: Ngọc Trâm

Trong giai đoạn gần đây việc ứng dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến trong sản xuất gốm sứ đã trở nên khá phổ biến, đặc biệt là công đoạn nung đốt, nó giữ một vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sản phẩm. Song song với việc xuất hiện của các loại lò nung cải tiến tiết kiệm nhiên liệu thì nhu cầu tìm kiếm các loại vật tư thay thế, sử dụng cho các lò nung đốt cũng trở nên cấp bách như hệ thống đốt, đường ray, xe goòng... và đặc biệt là các loại vật liệu làm tấm kê trụ đỡ cho những sản phẩm trong lò nung gốm sứ.

 

Công ty cổ phần gạch men sứ Long Hầu tiền thân là Xí nghiệp gạch men sứ Long Hầu được thành lập năm 1992. Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, Công ty có nhiều bước đổi mới trong quản lý, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất, từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và phát triển; bảo đảm việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.

 

Những năm qua, Công ty đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng, từng bước hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Một trong những nghiên cứu thành công trong thời gian gần đây là việc sản xuất trụ đỡ chịu lửa bằng thanh lăn phế liệu sử dụng trong lò nung gốm, sứ, đã góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường.

 

Trong quá trình sản xuất sứ, công đoạn nung đốt giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng với việc xuất hiện các lò nung cải tiến nhằm tiết kiệm nhiên liệu, nhu cầu tìm kiếm các loại vật tư thay thế, sử dụng cho các lò nung cũng trở nên cấp bách. Tại khu công nghiệp Tiền Hải, c  ông nghệ sản xuất sứ chủ yếu sử dụng lò nung thanh lăn. Những con lăn cao nhôm phế liệu sau khi sử dụng trong các lò nung gốm sứ hầu hết không được tái sử dụng đã làm ảnh hưởng tới môi trường các khu công nghiệp.

 

Qua nghiên cứu, các kỹ sư của Công ty khẳng định có thể dùng phế liệu này vào sản xuất các loại trụ đỡ chịu lửa sử dụng trong lò nung gốm sứ, thay thế cho sản phẩm hiện đang phải nhập khẩu, chủ yếu do Trung Quốc sản xuất. Kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn cùng các cộng sự đã tận dụng thanh lăn phế thải để sản xuất trụ đỡ chịu lửa chữ I mặt xe goòng lò tuynel nung sứ. Nhóm tác giả đã lựa chọn cách phối liệu: Con lăn phế liệu được nghiền nhỏ theo kích thước hạt quy định phối trộn với đất sét, hoạt thạch, cao lanh, cao nhôm, nước theo tỷ lệ nhất định và ủ từ 7- 10 ngày để độ ẩm đồng đều. Sau đó tạo hình bằng thủ công, phơi sấy và nung đốt ở nhiệt độ 1.4000C.

 

Sau một năm nghiên cứu, ứng dụng đề tài “Tận dụng phế liệu thanh lăn cao nhôm để sản xuất trụ đỡ chịu lửa” đã đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội. Nếu so sánh với trụ đỡ nhập khẩu từ Trung Quốc, giải pháp góp phần tiết kiệm cho doanh nghiệp mỗi năm gần 130 triệu đồng và có thể triển khai áp dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất gốm sứ trên toàn quốc. Thành công mà đề tài mang lại cho doanh nghiệp, đó là làm chủ hoàn toàn công nghệ với việc sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước đã có sẵn cho sản xuất gốm sứ. Nhờ đó chủ động sản xuất các loại trụ đỡ chịu lửa trong lò tunel đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Đồng thời, giảm thiểu rác thải rắn, góp phần bảo vệ môi trường, từng bước giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tạo động lực và huy động sức sáng tạo trong toàn thể cán bộ công nhân viên công ty phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đem lại năng suất, chất lượng cao, đây chính là cơ hội để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, giúp họ tiếp cận kỹ thuật, công nghệ hiện đại; đồng thời động viên tinh thần lao động sáng tạo của người lao động.

Đức Dũng

  • Từ khóa