Thứ 7, 27/04/2024, 01:05[GMT+7]

Ngâm chân như thế nào cho đúng?

Thứ 2, 29/03/2021 | 08:20:05
1,978 lượt xem

Mục đích và tác dụng ngâm chân:
- Từ thời vua chúa xa xưa đã bắt dân chúng cống nạp thảo dược quý rồi vời các thần y vào cung để chế hóa các thảo dược đó thành các thứ nước rửa mặt, nước gội đầu, nước xông, nước tắm và nước ngâm chân chữa bệnh.

- Thực chất, hai bàn chân là đồ hình phản chiếu của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Gan bàn chân, mu bàn chân, các ngón chân và hai bên cạnh bàn chân có cả một hệ thống huyệt rất quan trọng thuộc 6 đường kinh: thận (quả cật), bàng quang (bóng đái), can (gan), đởm (mật), tỳ (lách), vị (dạ dày). Vì vậy, ngâm chân là tác động đến hệ thống huyệt, kinh mạch trên hai bàn chân để chữa bệnh.

- Tác dụng ngâm chân là làm ấm, làm ngấm và dẫn thuốc vào các huyệt, các đường kinh nhằm mục đích làm cân bằng âm dương, làm lưu thông khí huyết, làm giảm tê buồn chân, làm giảm đau nhức xương khớp, khử mùi hôi chân, giảm đi tiểu đêm và ngủ yên giấc hơn.

Ngâm chân với nguyên liệu gì và thảo dược nào?
- Nếu ngâm chân thường xuyên bằng thuốc ngâm chân là tốt nhất, vừa tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng chữa bệnh (vì mỗi vị thuốc có tác dụng vào những huyệt, những đường kinh khác nhau, thuốc ngấm qua bàn chân để đi vào cơ thể).

- Mỗi lương y có thể có những bài thuốc ngâm chân gia truyền khác nhau nhưng đều có mục đích tác động đến các huyệt, trên các đường kinh, nhằm chữa một số bệnh nhất định và đều mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

- Nếu các bạn muốn ngâm chân bằng thuốc ngâm chân đã được bào chế sẵn, mang lại hiệu quả tốt và tiện lợi thì nên tiếp cận các lương y, các hiệu thuốc đông y hoặc các bệnh viện đông y để được tư vấn và cung cấp.

- Nếu không có thuốc thì ta dùng gừng, muối hoặc các loại cây lá nấu nước ngâm chân như: cây lá lốt, cây cỏ xước, cây xấu hổ, lá sả, cây đài bi...

Ngâm chân như thế nào cho đúng?
- Nếu dùng thuốc ngâm chân đã bào chế sẵn: Mỗi loại thuốc ngâm chân đã được các nhà thuốc đông y bào chế thì đều đã có hướng dẫn cách dùng cụ thể kèm theo, vì vậy các bạn nên làm theo đúng hướng dẫn.

Pha thuốc ngâm chân theo liều lượng chỉ dẫn với nước sôi rồi chờ cho tới khi nước thuốc còn nóng, ta ngâm hai bàn chân ngập qua mắt cá chân, trong thời gian từ 30 - 40 phút.

- Nếu không có thuốc ngâm chân thì ta lấy một củ gừng đập nát, thêm một thìa muối cho vào chậu rồi chế một phích nước sôi, đợi một lúc cho tới khi nước còn nóng già thì ngâm. Nếu là nước nấu các loại lá cây thảo dược như nói ở trên thì cách ngâm cũng tương tự như cách ngâm chân bằng thuốc.

Lưu ý:
- Kể cả ngâm chân bằng thuốc hay bằng nước muối gừng hoặc nước nấu các loại cây lá thảo dược, sau khi ngâm xong các bạn chỉ cần dùng khăn lau khô chân là được, không nên rửa chân sau khi ngâm chân vì sẽ làm lạnh chân và trôi mất lớp thuốc, kém công hiệu chữa bệnh.

- Những mùa nồm, mùa lạnh hoặc khi lao động phải dầm mưa, lội bùn đất thì nên ngâm chân là tốt nhất, vừa phòng bệnh tật vừa nâng cao sức khỏe.

Bác sĩ Bùi Vũ Khúc

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày