Cảnh giác với nguy cơ sốt xuất huyết
Ba đối tượng dễ tổn thương
Theo thống kê của ngành Y tế, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 100.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH). Năm 2019, con số này là 320.331 ca bệnh - cao nhất trong 32 năm trở lại đây, trong đó có 53 trường hợp tử vong. Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh, thành phố; riêng Hà Nội có 155 ca mắc SXH tại 105 xã, phường của 24 quận, huyện.
Bệnh SXH do muỗi gây ra, thời tiết nóng ẩm trong những ngày hè là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Theo bác sĩ Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị tổn thương trong mùa dịch SXH. Bệnh làm giảm thể tích tuần hoàn nên trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm. Trong khi đó, người cao tuổi thường mắc các bệnh nền như đái tháo đường, bệnh về gan, thận - những yếu tố khiến bệnh SXH diễn biến nặng hơn. “Với phụ nữ mang thai, dù chưa ghi nhận trường hợp vi rút Dengue gây nên dị tật thai nhi nhưng khi mắc SXH có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, khi có các triệu chứng như chảy máu, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, rối loạn ý thức hoặc co giật, khó thở... thì cần đến ngay bệnh viện bởi đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm", bác sĩ Thư lưu ý.
Hiểu đúng cách phòng dịch, chữa bệnh
Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh SXH. Người mắc SXH có thể bị cô đặc máu, tụt huyết áp và thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, thời gian đầu, các triệu chứng lâm sàng của bệnh lại giống với các bệnh sốt vi rút thông thường, do vậy, người dân rất dễ chủ quan không điều trị hoặc tự ý điều trị, dẫn đến bệnh trở nặng.
Bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, trong đó paracetamol và các biệt dược của paracetamol là loại được khuyến cáo dùng để hạ sốt, giảm đau trong điều trị SXH. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý dùng những thuốc hạ sốt, giảm đau chống chỉ định với bệnh SXH như aspirin, mefenamic acid, ibuprofen... Mặc dù những thuốc này có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu, khi dùng để điều trị SXH thì sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, có thể rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, người mắc SXH không nên tự ý truyền dịch. “Việc truyền dịch tùy tiện, nhất là trong giai đoạn hồi phục, rất nguy hiểm vì có thể gây thừa dịch, phù phổi hoặc suy tim”, bác sĩ Cường cảnh báo.
Bệnh nhân SXH được khuyên uống nhiều nước oresol, nước trái cây. Tuy nhiên, khi pha oresol, một số người không đọc hướng dẫn sử dụng nên pha không đúng liều lượng, pha ít nước hơn so với hướng dẫn, dẫn đến tình trạng rối loạn nước điện giải. Có bệnh nhân uống ít nước oresol trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều trong giai đoạn hết sốt, gây hiện tượng thừa nước, có thể dẫn đến phù phổi cấp.
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh SXH. Bởi thế, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để giảm nguy cơ bùng phát dịch, người dân cần chủ động phòng, chống bằng các biện pháp hiệu quả như diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; thường xuyên phun hóa chất, phát quang bụi rậm... Hằng tuần, cần loại bỏ vật liệu phế thải như chai, lọ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ... để không cho muỗi trú ngụ, đẻ trứng. Khi ngủ, mọi người phải mắc màn, có thể mặc quần áo dài phòng muỗi đốt cả vào ban ngày.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng 11.10.2024 | 16:11 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng