Thứ 5, 23/01/2025, 10:33[GMT+7]

Lực lượng công an Thái Bình Chiến đấu anh dũng tại chiến trường miền Nam

Thứ 7, 03/05/2014 | 14:51:53
1,984 lượt xem
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, từ năm 1961 đến năm 1975 đã có 400 cán bộ, chiến sĩ công an Thái Bình tình nguyện lên đường chi viện cho an ninh miền Nam, trong đó có 3 đồng chí giữ cương vị Phó Trưởng ty, hơn 20 đồng chí là trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng, phó công an các huyện, thị xã. Lực lượng công an Thái Bình đã chiến đấu anh dũng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Ðại tá Lê Ðình Nhường, Giám đốc Công an tỉnh tặng hoa chúc mừng cựu cán bộ An ninh Cục miền Nam.

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ Công an đã lựa chọn hơn 11.000 cán bộ, chiến sĩ bồi dưỡng, huấn luyện để chi viện cho an ninh miền Nam. Lực lượng công an Thái Bình vừa chiến đấu, vừa xây dựng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở hậu phương. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, từ năm 1961 đến năm 1975 đã có 400 cán bộ, chiến sĩ công an Thái Bình tình nguyện lên đường chi viện cho an ninh miền Nam, trong đó có 3 đồng chí giữ cương vị Phó Trưởng ty, hơn 20 đồng chí là trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng, phó công an các huyện, thị xã. Lực lượng công an Thái Bình đã chiến đấu anh dũng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

 

Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Namon> được thành lập, phong trào cách mạng ở miền Namon> ngày một phát triển rộng khắp. Trước tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng, Xứ ủy Namon> bộ quyết định thành lập Ban Bảo vệ an ninh xứ ủy các cấp (sau đổi thành Ban An ninh). Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam bộ và các cấp ủy, được nhân dân thương yêu, đùm bọc cùng với sự giúp đỡ, chi viện của công an miền Bắc, lực lượng an ninh miền Nam ngày một phát triển.

 

Ðể tăng cường được số lượng lớn cán bộ chi viện cho an ninh miền Nam, Ty Công an Thái Bình liên tục mở các đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Ðảng về nhiệm vụ cách mạng, làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ sứ mệnh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Do đó mỗi cán bộ, chiến sĩ được đi chiến đấu ở chiến trường miền Namon> là một vinh dự, là nghĩa vụ thiêng liêng của người chiến sĩ công an nhân dân.

 

Với tinh thần đó, từ những chiến sĩ mới đến các đồng chí đã lớn tuổi, giữ những chức vụ quan trọng tất cả đều viết đơn tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu, trong đó có 18 lá đơn được viết bằng máu, thể hiện ý chí quyết tâm lên đường chi viện cho an ninh miền Nam, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Ðảng, Tổ quốc và ngành yêu cầu. Tại thời điểm đó, hầu hết các đồng chí lên đường chi viện cho an ninh miền Nam đều có gia đình, vợ con, cha mẹ già, hoàn cảnh rất khó khăn nhưng do làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng nên anh em luôn nêu cao tinh thần tự nguyện, lên đường với khí thế, tinh thần “Vì miền Nam thân yêu”.

 

Trong những năm tháng hào hùng đó, lực lượng an ninh miền Nam nói chung, cán bộ, chiến sĩ công an Thái Bình nói riêng đã chiến đấu kiên cường anh dũng trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, thành thị), góp phần cùng quân và dân ta phá kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược, “tát nước bắt cá” của địch, đẩy mạnh diệt ác, phá kèm, mở rộng vùng giải phóng, góp phần giành quyền làm chủ cho hàng vạn quần chúng thoát khỏi ách kìm kẹp của địch, xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Lực lượng an ninh vũ trang và trinh sát vũ trang ở khắp nơi đã chiến đấu chống trả quyết liệt những trận càn quét của địch hòng tìm diệt các cơ quan đầu não của ta. Có những trận tương quan lực lượng giữa ta và địch hết sức chênh lệch cả về con người và phương tiện vũ khí nhưng cuối cùng địch đã thất bại thảm hại. Cơ quan đầu não và lực lượng cách mạng của ta được bảo vệ tuyệt đối an toàn.

 

Sự mưu trí, sáng tạo, dũng cảm của các chiến sĩ công an chi viện cho an ninh miền Namon> đã góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975. Ảnh: Tư liệu.

 

Những năm tháng chiến đấu ác liệt đó, cán bộ, chiến sĩ công an Thái Bình đều được bố trí tại những mặt trận trọng yếu như Khu V, Tây Nguyên và miền Ðông Nam Bộ, đây là những vùng diễn ra các cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt giữa ta và địch. Song dưới sự lãnh đạo của Ðảng, của ngành, sự yêu thương, che chở, giúp đỡ của đồng bào, đồng chí miền Nam, các đồng chí đã phát huy truyền thống cách mạng quê hương, truyền thống của lực lượng công an Thái Bình, luôn dũng cảm, mưu trí, vượt mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

Ðã có 28 cán bộ, chiến sĩ công an Thái Bình anh dũng hy sinh, hàng chục đồng chí bị thương, nhiều đồng chí hiện vẫn còn di chứng chiến tranh. Tiêu biểu là các đồng chí: Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Văn Hội, Nguyễn Bội Hoàng, Phan Văn Viêm, Hà Khắc Ðượng, Nguyễn Văn Lật... Chiến công và sự hy sinh của các đồng chí đã góp phần xứng đáng cùng với lực lượng an ninh, quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975 của dân tộc.

 

Ghi nhận những chiến công đặc biệt xuất sắc, ngày 9/11/2004, liệt sĩ Phan Văn Viêm, nguyên Trưởng Công an huyện Thụy Anh đã được Ðảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Với việc tuyển chọn những cán bộ, chiến sĩ có lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành tuyệt đối với Ðảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có ý chí chiến đấu, có kinh nghiệm công tác, không sợ gian khổ, hy sinh, cán bộ, chiến sĩ công an Thái Bình chi viện cho an ninh miền Nam đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975. Phát huy truyền thống vẻ vang đó, cán bộ, chiến sĩ công an Thái Bình hôm nay ra sức phấn đấu vươn lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần tô thắm thêm truyền thống của lực lượng công an nhân dân.

Nguyễn Tùng 

 

  • Từ khóa