Cơn khát nguồn cung năng lượng
Giá khí đốt tại Mỹ đã tăng vào đầu năm nay nhưng trở nên trầm trọng hơn sau cuộc xung đột Ukraine làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu. Giá năng lượng, dẫn đầu là khí đốt, đã tăng 5% chỉ trong tháng 5 so với tháng 4. Trong khi đó, châu Âu cũng đang dần cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt. Lượng khí đốt dự trữ tại các cơ sở dưới lòng đất ở châu Âu lần đầu giảm xuống kể từ giữa tháng 4 vừa qua. Theo dữ liệu mới nhất, kho dự trữ khí đốt của “lục địa già” đã giảm 1%. Tình trạng sụt giảm lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga đã buộc châu Âu phải sử dụng nguồn khí đốt dự trữ, vốn được tích lũy để tiêu thụ trong thời gian cao điểm của mùa đông sắp tới.
Nhiều nước vốn tiêu thụ nhiều nhiên liệu đã vận dụng hết khả năng để bảo đảm đủ nguồn cung năng lượng. Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tất cả các nhà cung cấp năng lượng toàn cầu, cả OPEC cũng như các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt trong nước, tăng sản lượng. Mới đây, ông Biden đã gửi thư cho giám đốc điều hành các tập đoàn dầu mỏ để kêu gọi họ làm việc với chính phủ nhằm giải quyết vấn đề tăng giá. Tổng thống Biden đồng thời cảnh báo sẵn sàng sử dụng quyền khẩn cấp của ông để tăng sản lượng và công suất nhà máy lọc dầu. Đây là nỗ lực mới nhất của chính quyền Biden khi giá xăng cao kỷ lục, đạt mức trung bình 5 USD/gallon trên toàn nước Mỹ.
Tại châu Âu, Chính phủ Áo thông báo sẽ mở cửa lại nhà máy điện than nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước. Quyết định được đưa ra sau cuộc họp chính phủ, với trọng tâm chính là ứng phó khủng hoảng năng lượng để có thể sản xuất điện từ than đá nếu được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp. Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết, mục tiêu đầu tiên của chính phủ là bảo đảm nguồn cung năng lượng, trong bối cảnh 80% nguồn cung khí đốt của Áo đến từ Nga. Áo đang tìm cách thay thế nguồn cung từ Nga, đồng thời tăng cường lưu trữ khí đốt. Tính đến giữa tháng 6, Áo dự trữ được khoảng 39% sản lượng điện.
Đức cũng thông báo sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp để bù đắp sự thiếu hụt do nguồn cung từ Nga giảm. Đức sẽ tăng sử dụng than. Bộ Kinh tế Đức nhấn mạnh, phải sử dụng ít khí đốt hơn để tạo ra điện. Thay vào đó, các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá sẽ được huy động. Thủ tướng Đức Olaf Scholz thừa nhận sai lầm trong chính sách kinh tế của Đức trong những năm gần đây là đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga mà không xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể nhanh chóng thay đổi hướng đi trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Trong khi đó, Hiệp hội giới chủ Italia (Confindustria) cho biết, hóa đơn năng lượng tại Italia được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 5,7-6,8 tỷ euro/tháng, và khoảng 61-81 tỷ euro/năm. Theo số liệu mới nhất, giá xăng dầu bán lẻ trung bình của Italia đã tăng lên hơn 2 euro/lít. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga mới đây thông báo với đối tác Eni của Italia rằng họ giảm 15% nguồn cung khí đốt, trong khi Công ty dầu khí Eni của Italia cho biết sẽ chỉ nhận được 65% khối lượng khí đốt yêu cầu trong một ngày từ Gazprom của Nga. Italia đã đa dạng hóa nhà cung cấp từ các quốc gia như Algeria, Angola, Congo, Libya, Ai Cập, Israel và Mozambique.
Tại Australia, để kịp thời ứng phó cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng lan rộng, Cơ quan Quản lý thị trường năng lượng Australia (AEMO) thông báo đóng cửa một số thị trường điện giao ngay ở trong nước. Đây là bước đi chưa từng có tiền lệ của AEMO, cho phép cơ quan này tiếp quản Thị trường điện quốc gia (NEM), qua đó có quyền thiết lập giá bán buôn điện ở tất cả các khu vực mà NEM hoạt động cũng như kiểm soát tất cả các nhà máy phát điện để bảo đảm duy trì cung cấp điện năng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Nhu cầu về nhiên liệu đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, tuy nhiên những nỗ lực hiện nay của các chính phủ chỉ là biện pháp tạm thời nhằm giải “cơn khát” nguồn cung năng lượng.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU và quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác GPMB trên địa bàn tỉnh
- Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2025
- Phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực, quyết tâm cao, đạt được kết quả với những giá trị cụ thể và chất lượng, hiệu quả cao nhất
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công tốt đẹp
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII: Thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm
- Thống nhất nội dung thảo luận tổ và phát biểu, chất vấn tại hội trường
- Phiên thảo luận tổ thứ 2, kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, phát huy dân chủ, trí tuệ phát biểu tại hội trường và thảo luận tại tổ góp phần vào thành công của kỳ họp
- Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026