Năng lượng tái tạo - Động lực cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Dấu hiệu khả quan từ năng lượng tái tạo
Theo thống kê của Bộ Công thương, giai đoạn 2011-2020, điện thương phẩm của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân là 9,6%/năm. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân sẽ đạt 8,52% ở kịch bản cơ sở và 9,36% ở kịch bản cao.
Tính đến hết năm 2021, công suất hệ thống điện của Việt Nam đã đạt khoảng 76.620 MW. Trong đó, thuỷ điện đạt 22.111 MW, nhiệt điện than là 25.397 MW, nhiệt điện khí là 7.398MW, công suất điện năng lượng tái tạo đạt khoảng 21.100 MW. Hệ thống điện Việt Nam có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đủ đáp ứng cho nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cho biết, để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng theo tinh thần phát huy nội lực, đồng thời tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác phát triển. Trong đó, đã giảm dần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, ưu tiên phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới và sạch.
“Hiện nay Việt Nam đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với các định hướng chiến lược theo Nghị quyết 55 của Bộ chính trị cũng như các cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, ông Hoàng Tiến Dũng khẳng định.
Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan quản lý ngành năng lượng, trong những năm qua, Bộ Công Thương đã tham mưu, tư vấn xây dựng cơ chế chính sách về phát triển năng lượng, điện lực trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành; đồng thời có nhiều chỉ đạo các Tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng đảm bảo năng lượng nói chung và điện năng nói riêng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Mặt khác, Bộ Công thương cũng đã xây dựng, triển khai nhiều chương trình kế hoạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm hiệu quả; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong dự thảo Quy hoạch điện 8, Bộ Công thương đã nghiên cứu phát triển hệ thống điện Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, phù hợp với các cam kết tại COP26. Cụ thể, cần khai thác tối đa và hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản xuất điện như nguồn khí tự nhiên, năng lượng tái tạo; giảm tối đa các nhà máy nhiệt điện than; xem xét chuyển đổi một số nguồn điện trong quy hoạch sử dụng than sang sử dụng LNG; các nhà máy nhiệt điện than, khí sẽ chuyển dần sang dùng biomass, amoniac hoặc hydrogen khi các công nghệ đã được kiểm chứng và thương mại hóa; đẩy mạnh phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo; đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả…
Nhiều giải pháp chuyển đổi năng lượng
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2019-2021, tổng tiêu thụ năng lượng hàng năm của Việt Nam tăng 3,6%, công suất tối đa đạt 6,7%. Sản xuất điện trong nửa đầu năm 2022 đạt 111.205 triệu kWh.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, ông Narendra Asnani, Tổng Giám đốc Khối dịch vụ, cho biết, các nguồn năng lượng phát thải thấp hơn như khí, cùng với các giải pháp như công nghệ hydro và thu giữ cacbon, có thể giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu trung hòa cacbon. Khí tạo ra nguồn điện đủ linh hoạt, có khả năng củng cố lưới điện để bổ trợ cho các loại điện tái tạo. Hiện GE đang cung cấp các giải pháp phù hợp và kinh nghiệm toàn cầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu điện hiện tại đồng thời duy trì tăng trưởng vùng.
Theo ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: “Chúng ta đang sản xuất khoảng 250 tỷ kWh và để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế thì đến năm 2030 cần khoảng 500 tỷ kWh, gấp đôi hiện nay. Nên việc chuyển đổi năng lượng sang năng lượng tái tạo cũng như các định hướng theo Nghị quyết 55 và cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26 cùng với tiềm năng về năng lượng tái tạo chúng ta hoàn toàn thực hiện được”.
“Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy thì có nhiều thách thức, theo dự kiến đến 2045 chúng ta có trên 75% nguồn là năng lượng tái tạo, vậy công tác chuẩn bị của chúng ta làm sao để đáp ứng được mục tiêu này và đảm bảo an ninh năng lượng”, ông Nguyễn Tài Anh chia sẻ.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế Năng lượng, Viện Năng lượng cho rằng, để chuyển đổi năng lượng thành công, Việt Nam cần phải thực hiện 5 trụ cột, gồm: Sử dụng năng lượng hiệu quả thông qua thay đổi hành vi sử dụng, cải thiện hiệu suất sử dụng; Điện hóa thông qua tăng tỷ trọng phương tiện, thiết bị sử dụng điện, giải pháp lữu trữ năng lượng; Năng lượng tái tạo thông qua hệ thốngnăng lượng điện mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học, năng lượng tái tạo khác; Nhiên liệu hydro và nhiên liệu dựa trên hydro và cuối cùng là thu hồi, sử dụng lưu trữ các-bon.
Một trong các thách thức lớn của hệ thống điện hiện nay chính là vấn đề tắc nghẽn đường dây truyền tải, quá tải với đường dây 220, 110kV, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ cùng với đó là nguy cơ mất ổn định hệ thống; Cơ chế khuyến khích cho các dịch vụ phụ trợ không hấp dẫn đến thiếu nguồn dự trữ để đáp ứng sự không chắc chắn của năng lượng tái tạo.
Cũng theo đại diện EVN, cơ hội để thị trường điện Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của Quy hoạch điện 8. Cụ thể như, phát triển cơ chế cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). Đây là cơ chế cho phép người tiêu dùng lớn mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo. Các giao dịch mua bán điện giữa các bên được thực hiện thông qua thị trường giao ngay phù hợp với các quy tắc và quy định của thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam.
Đồng thời, cần thúc đẩy phát triển dịch vụ phụ trợ; phát triển cơ chế cho hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS). Cơ chế BESS có thể hoạt động như một nguồn tích hợp để cung cấp nguồn dự trữ khi xảy ra chênh lệch giữa cung và cầu trong hệ thống điện (sự cố tổ máy, giảm đột ngột thế hệ năng lượng tái tạo,…). Đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào thị trường điện hoặc thị trường dịch vụ phụ trợ.
Ngoài ra, thời gian tới, cần thúc đẩy việc thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện thương mại nhằm cải thiện khả năng đáp ứng của tải trọng dựa trên thị trường. Đồng thời, tạo thị trường tài chính phái sinh mới cho điện như đấu giá hợp đồng, thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai. Đặc biệt, cần cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới về vận hành hệ thống điện và thị trường.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam