Phép thử tình đoàn kết của EU
Thỏa thuận quan trọng về khí đốt được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng EU diễn ra ở Brussels (Bỉ). Bản thỏa thuận này được chia làm hai phần. Một phần là những đề xuất đã từng được Ủy ban châu Âu (EC) công bố từ một tuần trước, theo đó, các nước EU sẽ tự nguyện cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023 so với mức tiêu thụ trung bình giai đoạn 2017-2021. Phần còn lại là một số “trường hợp ngoại lệ” tùy thuộc vào tình hình cụ thể của các nước thành viên.
Nguồn cung khí đốt suy giảm, giá nhiên liệu tăng cao cùng những hình thái thời tiết khắc nghiệt, cực đoan diễn ra ngày càng thường xuyên là nguyên nhân khiến bài toán khí đốt của EU thêm phần nan giải. Bởi vậy, ngay sau khi các nước EU đạt thỏa thuận, nhiều quan chức cấp cao EU đã hoan nghênh đây là bước đi kịp thời, khi chỉ còn ít tháng nữa mùa đông lạnh giá sẽ tràn về.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, thỏa thuận đã chứng minh EU không thể bị chia rẽ và vẫn đoàn kết khi phải đối mặt với đợt cắt giảm nguồn cung khí đốt mới nhất của Nga. Bộ trưởng Năng lượng Malta Miriam Dalli cũng ca ngợi thỏa thuận là “thông điệp mạnh mẽ về sự đoàn kết”.
Tuy nhiên, trái ngược nhận định lạc quan nêu trên, thoả thuận của EU dù đã được các nước thành viên thông qua với đa số phiếu, thì trên thực tế vẫn vấp phải không ít hoài nghi về tính khả thi. Hungary là quốc gia thành viên duy nhất bỏ phiếu chống thỏa thuận, vì cho rằng kế hoạch giảm mức tiêu thụ khí đốt của EU “không khả thi, vô ích và hoàn toàn phớt lờ lợi ích của người dân Hungary”.
Là quốc gia nằm sâu trong đất liền, không giáp biển và phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung khí đốt của Nga (nhập khẩu khoảng 65% dầu mỏ và 80% khí đốt tự nhiên từ Nga), Hungary có những lo ngại chính đáng về vấn đề năng lượng. Đầu tháng 7/2022, Hungary đã ban bố “tình trạng nguy hiểm” về năng lượng. Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary tới Nga để thảo luận về việc mua thêm 700 triệu m3 khí tự nhiên, tương đương 6,7% lượng khí đốt tiêu thụ năm 2020 của Hungary.
Vừa trải qua cú sốc kinh tế do nợ công, một số thành viên EU, như Tây Ban Nha, Italia hay Hy Lạp, đều không muốn tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” trong tiêu thụ khí đốt. Nhiều nước Nam Âu không mấy mặn mà với kế hoạch của EU do không phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Các nước này cũng có thể mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ hoặc Qatar. Bày tỏ quan ngại về đề xuất cắt giảm tiêu thụ khí đốt của EU, Bộ trưởng Khí hậu Ba Lan Anna Moskwa nhấn mạnh: Chúng tôi không thể chấp nhận bất kỳ quyết định nào được áp đặt đối với các quốc gia. An ninh năng lượng là đặc quyền của quốc gia.
Hiện, các nước EU có những kế hoạch riêng liên quan đến thỏa thuận cắt giảm khí đốt. Italia thông báo mức cắt giảm tiêu thụ khí đốt của nước này sẽ là 7%, đồng thời cho biết vào đầu mùa đông tới, Italia sẽ gần như độc lập với nguồn cung từ Nga. Ba Lan lại cho rằng, ngành công nghiệp nước này không thể bị buộc phải cắt giảm sử dụng khí đốt để giúp đỡ các nước khác. Trong khi đó, Pháp khẳng định đoàn kết với Đức trong việc tiết kiệm năng lượng...
Bài toán khí đốt tiếp tục là một phép thử đầy cam go cho sự thống nhất của EU, khi các quốc gia buộc phải cân nhắc lựa chọn giữa một bên là lợi ích kinh tế và bên kia là đoàn kết nội khối. Dù còn nhiều tranh cãi và hoài nghi, thỏa thuận của EU vẫn được đánh giá là bước đi “có còn hơn không”, trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh trước thềm một mùa đông nhiều khó khăn.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam