Nền kinh tế châu Âu tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo dự báo của OECD, trong năm 2023, Khu vực đồng euro (Eurozone) được cho là chỉ tăng trưởng mức 0,3%. Ðức là một trong những nước châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc xung đột ở Ukraine, do phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt của Nga.
OECD dự báo, nền kinh tế Ðức sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới, khi tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu chỉ là 0,7%.
Báo cáo hằng tháng của Ngân hàng Trung ương Ðức cũng cho biết, các dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế đầu tàu châu lục đang nhân lên, đồng thời cảnh báo GDP sẽ giảm trên diện rộng và kéo dài.
Tăng trưởng kinh tế Ðức có thể giảm nhẹ trong quý III năm nay, trước khi giảm mạnh trong quý IV và quý I của năm 2023.
Mặc dù tác động sẽ không nghiêm trọng như kịch bản bất lợi đưa ra hồi tháng 6, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế Ðức suy giảm ở mức 3,2% trong năm 2023, song viễn cảnh tương lai vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Châu Âu đang phải đối mặt với sự gia tăng chưa từng có về giá năng lượng và lạm phát. Số liệu do Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố cho thấy, tỷ lệ lạm phát tại EU đã lên mức kỷ lục là 10,1% trong tháng 8 vừa qua, tăng đáng kể so với mức 9,8% của tháng 7.
Tại Eurozone, tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 là 9,1%. Pháp là quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong tháng 8 với 6,6%, tiếp theo là Malta (7%) và Phần Lan (7,9%). Tỷ lệ lạm phát vẫn cao nhất tại ba quốc gia Baltic, lần lượt là Estonia (25,2%), Latvia (21,4%) và Litva (21,1%).
Tình trạng tăng giá trong tháng 8 vừa qua cũng nghiêm trọng tại Hungary, quốc gia có tỷ lệ lạm phát lên đến 18,6%, đứng hàng thứ tư, trên Cộng hòa Séc (17,1%).
Vấn đề giá năng lượng tăng tại Eurozone góp phần nhiều nhất gây ra tình trạng lạm phát cao. Theo Cơ quan thống kê quốc gia Italia (Istat), tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 vừa qua của nước này lên tới 8,4%, mức tăng cao nhất trong gần 40 năm qua, chủ yếu do giá năng lượng.
Các hộ gia đình và doanh nghiệp Italia đang phải chi thêm 82,6 tỷ euro do giá điện và khí đốt tăng cao. Tập đoàn bán lẻ Coop của Italia cho biết, khoảng một phần ba số người ở đất nước hình chiếc ủng không thể thanh toán hóa đơn điện nước vào dịp Giáng sinh năm nay, do giá năng lượng tăng cao.
Gánh nặng chi phí năng lượng đè nặng lên ngân sách của Lục địa già. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ), trong năm 2021, các nước châu Âu đã chi gần 500 tỷ euro để giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân và doanh nghiệp do giá khí đốt và năng lượng tăng cao.
Ðức là nước chi nhiều nhất trong EU cho các biện pháp hỗ trợ, ước tính khoảng 100 tỷ euro. Italia cũng chi tới 59 tỷ euro, tương đương hơn 3% GDP của nước này. Tương tự Italia, các nước như Croatia, Hy Lạp, và Latvia cũng đã chi hơn 3% GDP của mỗi quốc gia để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.
Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một loạt các biện pháp khẩn cấp để giải quyết khủng hoảng năng lượng và vấn đề này dự kiến được thảo luận và bỏ phiếu thông qua trong cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng EU trong hôm nay (30/9).
Các nền kinh tế châu Âu đang trong giai đoạn nhiều thách thức nghiêm trọng do lạm phát cao kỷ lục và các vấn đề về nguồn cung năng lượng. Trước tình trạng giá cả leo thang, ECB đặt ưu tiên cho việc ổn định giá hàng hóa, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế.
Các quyết sách của ECB có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khu vực, nhưng châu Âu xác định đó là cái giá phải chấp nhận bởi bình ổn giá là một ưu tiên quan trọng hiện nay.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng