Robot UAE sẽ thử nghiệm AI đầu tiên trên Mặt Trăng
Robot Rashid của UAE sẽ mang trí tuệ nhân tạo (AI) của Canada lên Mặt Trăng. Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Mohammed Bin Rashid
Một hệ thống học máy của công ty công nghệ vũ trụ Canada Mission Control Space Services (MCSS) sẽ đáp xuống bề mặt Mặt Trăng cùng robot tự hành Rashid của UAE. Rashid phóng lên nhờ tên lửa Falcon 9 của SpaceX ngày 11/12/2022. Theo kế hoạch, tàu đổ bộ Hakuto-R do công ty ispace của Nhật Bản chế tạo sẽ mang theo Rashid đáp xuống miệng hố trũng Atlas trên bề mặt Mặt Trăng vào tháng 4/2023.
Rashid có nhiệm vụ tìm kiếm khoáng chất và các yếu tố được quan tâm khác trên bề mặt Mặt Trăng. MCSS cho biết, hệ thống học máy sẽ cung cấp thông tin để giúp robot đưa ra các quyết định. Đây là cột mốc đáng chú ý vì trước đây, chưa có AI nào vượt ra khỏi quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.
Nếu hiệu quả, công nghệ này sẽ đóng vai trò quan trọng với hoạt động khám phá Mặt Trăng của NASA, theo Ewan Reid, CEO của MCSS. "AI sẽ trở thành công cụ hỗ trợ thiết yếu để đưa ra quyết định trên phương tiện vũ trụ", Reid nói. Công nghệ mới không chỉ giúp tìm kiếm nước trên Mặt Trăng, mà còn giúp việc quan sát Trái Đất trở nên hiệu quả hơn.
Rashid dự kiến hoạt động trong khoảng một ngày Mặt Trăng (tương đương 29 ngày Trái Đất) trên bề mặt thiên thể này. Robot nhiều khả năng sẽ không thể sống sót qua đêm Mặt Trăng, nhưng điều này không phải vấn đề với MCSS vì đây chỉ là nhiệm vụ thử nghiệm. Nó sẽ tận dụng hết mức thời gian quý giá trên Mặt Trăng.
MCSS sẽ nhận được các hình ảnh điều hướng của Rashid thông qua Hakuto-R. Trạm đổ bộ này phụ trách liên lạc với Trái Đất. Với thuật toán của MCSS, từng pixel trong ảnh sẽ được phân loại thành một loại địa hình nhất định.
"Dữ liệu đầu ra sẽ được truyền xuống mặt đất. Nhóm nhà khoa học và kỹ sư tại văn phòng của chúng tôi ở Ottawa, cũng như tại các đại học khác của Canada, sử dụng dữ liệu này để quyết định xem robot tự hành nên đi tới đâu", Reid giải thích. Những nhiệm vụ trong tương lai sẽ phát triển xa hơn, sau khi nhóm chuyên gia chắc chắn rằng AI biết cách phân biệt các khoáng chất và những yếu tố quan trọng như đá hay hố trũng.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới