Thứ 2, 22/07/2024, 23:38[GMT+7]

Mặt Trời bùng nổ bức xạ điện từ

Chủ nhật, 12/02/2023 | 07:58:24
2,274 lượt xem
Mặt Trời sắp đạt đến đỉnh của chu kỳ 11 năm và đang tích cực giải phóng các vết lóa mạnh có thể quan sát thấy từ vệ tinh.

Video: B%95_b%E1%BB%A9c_x%E1%BA%A1_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AB.mp4?_t=1676163468

Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA đã ghi nhận một vết lóa cường độ M6 tấn công Trái Đất, gây ra sự cố mất sóng vô tuyến tạm thời trên Thái Bình Dương.

Lóa Mặt Trời là những vụ nổ bức xạ điện từ bắt nguồn từ bầu khí quyển của Mặt Trời. Chúng có thể phun hạt năng lượng cao với tốc độ ánh sáng về phía Trái Đất. Lóa Mặt Trời lớp X là mạnh nhất, cấp độ tiếp theo là M, và yếu nhất lần lượt là C, B, A, trong đó mỗi lớp đằng trước mạnh gấp ít nhất 10 lần lớp sau. Ở mỗi lớp, cường độ được phân loại chi tiết hơn từ 1 đến 9 theo sức mạnh tăng dần.

Vụ nổ bắt nguồn từ một vết đen khổng lồ trải dài 100.000 km có tên là AR3213. Vết đen là những khu vực tối và mát hơn ở tầng thấp nhất của bầu khí quyển Mặt Trời, trong đó các đường sức từ của ngôi sao bị xoắn và bẻ cong. Lóa Mặt Trời xuất hiện từ những vùng này khi các đường sức từ bùng nổ, giải phóng năng lượng.

Hầu hết lóa Mặt Trời là vô hại hoặc chỉ gây ra sự cố gián đoạn sóng vô tuyến tạm thời, nhưng một số ngoại lệ với cường độ cực mạnh có thể làm hỏng các vệ tinh hoặc cơ sở hạ tầng liên lạc dưới mặt đất.

Do đó, NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang hợp tác với các cơ quan không gian trên khắp thế giới để theo dõi Mặt Trời 24/7 thông qua kính viễn vọng, vệ tinh và các quan sát khác ở nhiều bước sóng.

Theo: vnexpress.net