Mối nguy hiểm rình rập khi băng tan
Sông băng Shishpar nằm ở khu vực miền bắc Pakistan đã tan nhanh trong đợt nắng nóng kỷ lục mùa xuân năm 2022, chảy vào một hồ băng gần đó cho đến khi mực nước dâng quá cao, cấu thành trận lũ quét lớn, đổ xuống tàn phá một ngôi làng ở hạ lưu và cuốn bay một cây cầu quan trọng của khu vực. Song đó không phải là hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp, nhất là ở các khu vực có nhiều băng giá nhất trên thế giới.
Nhiều cộng đồng vẫn sống chung với mối đe dọa rình rập của những trận lũ quét, những bức tường nước khổng lồ di chuyển nhanh chóng và mạnh mẽ do các sông băng thượng nguồn tan chảy, hay còn được gọi là "sóng thần trên cạn".
Nghiên cứu mới chỉ ra, những cộng đồng sinh sống ở vùng núi cao tại châu Á và quanh dãy Andes ở Nam Mỹ phải đối mặt mức rủi ro cao nhất của lũ quét bất ngờ khi các đập băng tự nhiên bị vỡ, trong khi các khu vực này có mật độ dân số cao và còn thiếu thốn nguồn lực để đối phó nguy cơ mất mát do thiên tai. Nhóm các nhà khoa học New Zealand đã nghiên cứu điều kiện ở các hồ thượng nguồn và số lượng người sống chung quanh 30 dặm phía hạ lưu. Nghiên cứu kết luận, vùng núi cao châu Á được xếp hạng nguy hiểm nhất, là nơi có dãy Himalaya với khoảng chín triệu người sống dưới chân hơn 2.200 hồ nước.
Pakistan với gần hai triệu người và Trung Quốc với khoảng một triệu người sống ở các khu vực nguy hiểm, là những quốc gia ghi nhận mức rủi ro khi băng tan cao nhất toàn cầu. Ở khu vực Vòng Bắc Cực, song Greenland được đánh giá có mức độ rủi ro thấp nhất, mặc dù có số lượng hồ băng cao nhất trên thế giới, do chỉ có số ít người sống ở khu vực này.
Nằm ở tây bắc Thái Bình Dương, Canada cũng có số lượng lớn các hồ băng, song mức rủi ro đối với dân số cũng không cao. Nhóm nghiên cứu chỉ ra, bất ngờ nhất nằm ở dãy Andes, khi Peru đứng thứ ba toàn cầu về mức độ rủi ro, nguy hiểm do số lượng hồ băng trên dãy Andes đã tăng 93% trong 20 năm qua, so với mức tăng 37% ở các vùng núi cao tại châu Á.
Thành viên nhóm nghiên cứu, giảng viên cao cấp Khoa Trái đất và Môi trường thuộc Đại học Canterbury Thomas Robinson (T.Rô-bin-xơn) chỉ ra, hiện tượng lũ quét do vỡ hồ băng xảy ra tự nhiên, tuy nhiên mức độ rủi ro đã tăng lên đáng kể trong những thập niên gần đây do những tác động của biến đổi khí hậu.
Khi hành tinh nóng lên sẽ làm tan chảy các sông băng nhanh hơn và trút thêm nước vào các hồ lân cận, gây ra những trận lũ lụt lớn hơn. Theo nhóm nghiên cứu, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với mối nguy hiểm băng tan xảy ra ở thượng nguồn mà không có cảnh báo trước, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, chúng ta vẫn có thể ngăn chặn thảm họa lũ lụt nếu có sự chuẩn bị và ứng phó phù hợp, như cách các hệ thống cảnh báo sớm ở Nepal và Bhutan đã phát huy hiệu quả giúp những người sống ở xa hơn phía hạ lưu di chuyển đến nơi an toàn sau khi xảy ra vỡ hồ băng ở thượng nguồn.
Đồng tác giả nhóm nghiên cứu Caroline Taylor (C.Tây-lơ) cho rằng, quy hoạch đất đai hiệu quả hơn ở khu vực hạ lưu các hồ băng cũng là phương pháp quan trọng để ngăn chặn sớm thảm họa ở những địa điểm rủi ro cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo, gần một nửa số sông băng vẫn có nguy cơ tan chảy ngay cả khi thế giới đạt được các mục tiêu khí hậu và kiểm soát sự nóng lên toàn cầu.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình