Đức theo đuổi chính sách "thắt lưng buộc bụng"
Việc Chính phủ Ðức phải áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm hướng tới bình thường hóa tài khóa sau nhiều năm ngân sách bị phình to do các khoản nợ mới hàng trăm tỷ euro để đối phó đại dịch và hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine.
Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã thông qua dự thảo ngân sách năm 2024 và kế hoạch ngân sách tới năm 2027 do Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner thuộc đảng Dân chủ Tự do (FDP) đệ trình.
Dự thảo này đề xuất mức chi tiêu cho năm 2024 là 445,7 tỷ euro, ít hơn 30 tỷ euro so với mức kế hoạch của năm 2023. Dù giảm nhưng mức chi tiêu vẫn sẽ cao hơn 25% so với năm 2019. Việc cắt giảm các khoản vay mới thậm chí còn quyết liệt hơn khi trong năm 2024, khoản vay mới dự toán là 16,6 tỷ euro, giảm từ mức 45,6 tỷ euro trong năm 2023.
Khoản nợ mới này nằm trong phạm vi cho phép của Hiến pháp và “phanh nợ” cũng sẽ được tuân thủ trong năm thứ hai liên tiếp, theo đó hạn chế khoản vay mới hằng năm ở mức 0,35% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chính sách này được khôi phục trong bối cảnh nền kinh tế hàng đầu châu Âu đối mặt nhiều khó khăn.
Kế hoạch tài chính đến năm 2027 cũng cho thấy, dự định vay mới của Ðức đến thời điểm đó sẽ giảm xuống còn 15 tỷ euro, tuy nhiên ước tính kế hoạch ngân sách trung hạn của Ðức vẫn thiếu hụt khoảng 14,4 tỷ euro trong bối cảnh Bộ trưởng Lindner đang tìm cách cân bằng giữa nghĩa vụ tài chính và nhu cầu chi tiêu của chính phủ.
Bản dự thảo ngân sách trên được đánh giá là bước quan trọng nhằm giảm thâm hụt ngân sách vốn bị đội lên do tác động của các biện pháp ứng phó đại dịch và cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy bản dự thảo đã được thông qua, song vẫn còn một số nội dung chi tiết sẽ được tiếp tục thảo luận cho tới tháng 8 tới, như kế hoạch chi tiền bảo đảm cơ bản cho trẻ em từ năm 2025, kế hoạch ngân sách chi tiết cho quỹ khí hậu và chuyển đổi (KTF) vẫn chưa rõ ràng, trong đó có mục trợ cấp thay thế hệ thống sưởi ấm từ năm 2024.
Nền kinh tế hàng đầu châu Âu đã rơi vào suy thoái từ đầu năm 2023 do lạm phát gia tăng và lãi suất tăng cao. Chính phủ Ðức đã áp đặt quy định “phanh nợ” trở lại từ năm 2023 nhờ vào việc tạo ra một số quỹ đặc biệt ngoài ngân sách chính thức. Các quỹ này được sử dụng để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với giá năng lượng tăng cao.
Theo Bộ trưởng Lindner, chính sách “phanh nợ” có ý nghĩa quan trọng khi chính sách tài chính và tiền tệ cần được kết hợp hài hòa để chống lạm phát và tránh trường hợp hai chính sách này bị mâu thuẫn, trong bối cảnh nợ công của nền kinh tế đầu tàu châu Âu tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2023, chạm mức kỷ lục 2.406,6 tỷ euro.
Cơ quan Thống kê Liên bang Ðức (Destatis) cho biết, so với cuối năm 2022, nợ công của Ðức trong quý I/2023 đã tăng thêm 38,8 tỷ euro, chủ yếu do nhu cầu tài chính gia tăng của chính phủ liên bang nhằm đối phó cuộc khủng hoảng năng lượng. Giá năng lượng tăng vọt vốn là nguyên nhân chính đẩy lạm phát tại Ðức trong năm 2022 lên cao, khiến chính phủ phải nhanh chóng tìm biện pháp xoa dịu.
Bộ Tài chính Ðức đã đặt chủ trương kiểm soát chi tiêu trong ngân sách, sau quãng thời gian chi tiêu mạnh tay cho các mục tiêu phục hồi sau đại dịch và đối phó cuộc khủng hoảng năng lượng, tuy nhiên, chi tiêu quốc phòng vẫn được ưu tiên. Trong kế hoạch cho ngân sách liên bang năm 2024, Bộ trưởng Christian Lindner dự kiến khoản vay ròng mới trị giá 16,6 tỷ euro do chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục.
Chính phủ Ðức đã cam kết đến năm 2024 sẽ đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng tương đương 2% GDP do NATO đề xuất, với 51,8 tỷ euro dự kiến dành riêng cho chi tiêu quốc phòng và 19,2 tỷ euro bổ sung quỹ ngân sách cho các lực lượng vũ trang.
Cũng như các quốc gia thành viên khác trong EU, Ðức được yêu cầu lập kế hoạch tài khóa trung hạn của mình để cắt giảm mức thâm hụt và nợ công với tốc độ bền vững.
Bộ trưởng Tài chính Ðức Christian Lindner nhấn mạnh, mức tăng trưởng chi tiêu chính phủ phải chậm hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và phải có cơ sở bảo đảm để giảm thâm hụt. Giảm nợ công, đầu tư cho đổi mới và quốc phòng là những mục tiêu quan trọng mà Chính phủ Ðức đặt ra trong chi tiêu ngân sách sắp tới .
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, động viên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân mới
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ, Đông Hưng
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy
- Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất rượu soju tại khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Cộng đồng doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu xuân mới
- Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND tỉnh
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ năm 2025
- Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
- Thành phố Thái Bình: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ