Hiệu quả chương trình “Hành động việc làm, giảm nghèo bền vững”
Gia đình ông Phan Văn Bẳn, xã Vũ Chính (thành phố Thái Bình) thuộc diện hộ nghèo của xã. Bị khiếm thị bẩm sinh cả 2 mắt nên hàng ngày ông Bẳn chỉ làm được những việc nhỏ, gánh nặng đổ dồn lên vai vợ ông. Với vai trò người chồng, người cha trong gia đình, ông Bẳn luôn trăn trở tìm cách vươn lên thoát nghèo, trở thành chỗ dựa vững chắc cho vợ con. Năm 1993, được sự giúp đỡ của Hội Người mù thành phố, ông được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi.
Ông Bẳn chia sẻ: Sau khi được vay vốn, vợ chồng tôi đã quyết định đầu tư chăn nuôi, trồng trọt trên mảnh đất của gia đình mình, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh. Đến năm 2003, gia đình tôi chính thức thoát nghèo, xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi thay cho ngôi nhà lụp xụp trước kia. Từ nguồn vốn vay của quỹ quốc gia về việc làm và tích góp của gia đình, giờ đây gia đình tôi đã có của ăn của để, nuôi dạy con cái trưởng thành. Hiện tại, gia đình tôi nuôi 4 con bò sinh sản, gần 50 con gà, vịt, thả cá và trồng một số loại cây ăn quả, rau xanh.
Ông Phan Văn Bẳn là một trong hàng chục hội viên Hội Người mù thành phố vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay của quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi. Đây là một trong những hình thức hỗ trợ vốn trực tiếp cho gia đình hội viên để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, nhằm cụ thể hóa chương trình “Hành động việc làm, giảm nghèo bền vững” do Trung ương Hội Người mù Việt Nam phát động. Từ năm 2007 - 2022, Hội Người mù thành phố đã phối hợp với các đơn vị tạo điều kiện cho 254 lượt người khiếm thị vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi, tổng số vốn quay vòng hơn 3 tỷ đồng. Hiệu quả sử dụng vốn cao nhất ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công và dịch vụ tẩm quất.
Bà Bùi Thị Thêu, Chủ tịch Hội Người mù thành phố cho biết: Đa số người khiếm thị gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm bởi họ chỉ làm được những công việc lặt vặt, không tạo ra thu nhập hoặc thu nhập rất thấp. Chính vì thế, thực hiện chương trình “Hành động việc làm, giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2007 - 2022, Hội đã tạo điều kiện cho hội viên vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm, tổ chức dạy nghề, sản xuất tập trung tạo việc làm cho người mù, qua đó giúp các gia đình người mù vươn lên xóa đói giảm nghèo.
15 năm qua, Hội Người mù thành phố đã mở được 14 lớp dạy nghề làm tăm tre, khuyến nông, công nghệ thông tin, học chữ nổi Braille cho 287 lượt người khiếm thị. Tổ sản xuất tăm tre của Hội tạo việc làm thường xuyên từ 7 - 10 lao động là người khiếm thị với thu nhập từ 2,7 - 3 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, cơ sở dịch vụ tẩm quất được đầu tư khang trang, sạch sẽ, hiện đại với 5 phòng, 15 giường, 2 phòng xông hơi công nghệ cao. Các kỹ thuật viên không ngừng được nâng cao tay nghề, được khách hàng đánh giá cao. 15 năm qua đã có 207.465 lượt khách đến xông hơi, tẩm quất, tạo việc làm thường xuyên cho 13 - 17 người khiếm thị với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, công tác chăm lo đời sống cho hội viên cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Hội Người mù thành phố. Từ năm 2007 - 2022, Hội đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhà hảo tâm xây dựng 6 ngôi nhà cho hội viên với tổng số tiền hơn 790 triệu đồng; tổ chức tặng quà cho 9.523 lượt người với tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng; trao tặng gạo hàng tháng cho nhiều hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Bà Bùi Thị Thêu, Chủ tịch Hội Người mù thành phố cho biết thêm: Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình “Hành động việc làm, giảm nghèo bền vững”, Hội Người mù thành phố tiếp tục duy trì và phát triển nghề sản xuất tăm tre, tẩm quất cổ truyền, dịch vụ xông hơi, đồng thời phối hợp với các nhà trường tiêu thụ sản phẩm tăm tre nhân đạo. Làm tốt công tác thẩm định những người được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm, bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục, đối tượng. Tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, nhà hảo tâm quan tâm, chăm lo hơn nữa đến đời sống của người khiếm thị, qua đó động viên họ tích cực lao động sản xuất, vươn lên giảm nghèo bền vững.
Cơ sở dịch vụ tẩm quất của Hội Người mù thành phố tạo việc làm cho nhiều người khiếm thị.
Thu Hoài
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng