Thứ 6, 22/11/2024, 09:57[GMT+7]

Trọng tâm mới trong đàm phán về khí hậu toàn cầu

Thứ 5, 21/12/2023 | 10:58:37
2,213 lượt xem
Các cuộc thảo luận về khí hậu thường xoay quanh việc giảm CO2, loại khí nhà kính nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, một loại khí thải khác cũng tác động làm tăng nhiệt Trái đất là methane (CH4), đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Việc cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải methane liên quan lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch cũng như tăng cường đáng kể cam kết về khí methane cũng là vấn đề cấp thiết được COP28 tập trung bàn thảo.

Khi methane là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra biến đổi khí hậu sau khí CO2, đóng góp khoảng 16% vào tình trạng nóng lên toàn cầu và trong ngắn hạn, khí này khiến nhiệt độ Trái đất tăng nhanh hơn.

Một lượng lớn khí methane đang rò rỉ vào bầu khí quyển từ cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch. Methane xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên và là thành phần chính của khí tự nhiên, song khoảng 60% lượng khí thải methane có liên quan hoạt động của con người, trong đó có hoạt động khai thác dầu mỏ và sản xuất khí đốt, nông nghiệp, bãi chôn lấp và chất thải thực phẩm.

Khí methane tồn tại trong khí quyển chỉ khoảng 10 năm nhưng có tác động làm nóng lên mạnh hơn nhiều so với CO2. Cụ thể, trong 100 năm, tác động làm Trái đất nóng lên của methane cao gấp 28 lần so với CO2. Nếu tính trong 20 năm, thì mức chênh lệch là 80 lần. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), hiện chưa thể tính toán chính xác lượng khí methane được giải phóng, tuy nhiên các nhà khoa học đang lo lắng về sự gia tăng đều đặn của khí methane trong khí quyển, với nồng độ hiện cao hơn 2,5 lần so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Việc cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải methane trong thập kỷ này được đánh giá là yếu tố quyết định nếu thế giới muốn giảm thiểu những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Methane là mục tiêu then chốt của các quốc gia muốn cắt giảm khí thải nhanh chóng. Ở cấp quốc gia và khu vực, năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã dẫn đầu triển khai “Cam kết khí methane toàn cầu”, với sự tham gia của hơn 150 quốc gia, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 giảm 30% lượng khí thải methane trên toàn thế giới so với mức của năm 2020.

Cả Mỹ và Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đưa khí methane vào các kế hoạch hành động về khí hậu. Trong khi đó, các tập đoàn dầu khí lớn cũng đề xuất Sáng kiến khí hậu trong lĩnh vực dầu khí nhằm đến năm 2030 đạt được mức phát thải ròng bằng 0 đối với các hoạt động khai thác và sản xuất.

Theo ước tính của IEA, việc cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải methane liên quan lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch có thể ngăn nhiệt độ Trái đất tăng thêm 0,1oC vào giữa thế kỷ này. Con số này dù khiêm tốn nhưng khả thi hơn việc ngừng sử dụng ngay lập tức mọi phương tiện.

Điều này có thể đạt được bằng cách sửa chữa cơ sở hạ tầng bị rò rỉ và loại bỏ việc đốt và thông hơi thường xuyên trong quá trình bảo trì đường ống. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol coi đây là một trong những lựa chọn tốt nhất và hợp lý nhất về chi phí để hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Giới chuyên gia về khí hậu nhận định, việc đưa các nỗ lực cắt giảm khí methane vào một thỏa thuận cấp cao có tính ràng buộc về mặt pháp lý là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Với tính chất của methane là tan biến trong khí quyển chỉ sau vài năm, trong khi CO2 có thể tồn tại nhiều thập kỷ, việc hạn chế lượng khí thải methane có thể tác động ngay lập tức đối với việc hạn chế biến đổi khí hậu.

Việc đưa các nỗ lực cắt giảm khí methane vào một thỏa thuận cấp cao có tính ràng buộc về mặt pháp lý là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Với tính chất của methane là tan biến trong khí quyển chỉ sau vài năm, trong khi CO2 có thể tồn tại nhiều thập kỷ, việc hạn chế lượng khí thải methane có thể tác động ngay lập tức đối với việc hạn chế biến đổi khí hậu.


Với thời gian ngắn, nếu tăng cường các cam kết chấm dứt tình trạng phát thải khí methane và khẩn trương kiểm soát phát thải của tất cả chất siêu ô nhiễm khác thì sẽ có thể làm chậm hơn tình trạng biến đổi khí hậu.

Tại COP28, một nhóm các quỹ từ thiện thông báo rằng, họ sẽ đầu tư 450 triệu USD trong ba năm tới để giúp các chính phủ triển khai hành động quốc gia về giải quyết khí methane, loại khí đã trở thành một trọng tâm mới trong đàm phán về khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa học hối thúc COP28 nhất trí về việc tăng cường đáng kể cam kết về khí methane, với mục tiêu giảm khoảng 60% lượng khí thải trong lĩnh vực năng lượng, phù hợp các quy định gần đây của EU.

Theo Nhân Dân

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày