Bảo vệ đa dạng sinh học của hành tinh
Báo cáo tội phạm động vật hoang dã thế giới của UNODC nhận định, phạm vi và quy mô hoạt động của tội phạm buôn bán động vật hoang dã vẫn là mối bận tâm của quốc tế.
Theo báo cáo, trong giai đoạn 2015-2021, tình trạng này diễn ra tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, tác động khoảng 4.000 loài động, thực vật, trong đó có 3.250 loài nằm trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Tê giác, tê tê, voi… là các loài động vật bị nhắm đến nhiều nhất. Các loài thực vật, như tuyết tùng, trầm hương… cũng thường là mục tiêu của những kẻ buôn lậu.
Theo báo cáo của UNODC, trong giai đoạn 2015-2021, tình trạng này diễn ra tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, tác động khoảng 4.000 loài động, thực vật, trong đó có 3.250 loài nằm trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Tê giác, tê tê, voi… là các loài động vật bị nhắm đến nhiều nhất. Các loài thực vật, như tuyết tùng, trầm hương… cũng thường là mục tiêu của những kẻ buôn lậu. |
Theo báo cáo, khu vực nam sa mạc Sahara ở châu Phi là một điểm nóng về buôn lậu động vật hoang dã. Trong tổng số các vụ buôn lậu bị phát hiện trên thế giới, 19% có cá thể hay sản phẩm từ động vật hoang dã ở khu vực này.
Những con số đáng lo ngại nêu trên cho thấy các tác động nghiêm trọng của nạn buôn lậu đến quần thể các loài động, thực vật hoang dã ở nhiều khu vực. Hơn thế, tình trạng buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã còn đe dọa sự ổn định và phục hồi của đa dạng sinh học và hệ sinh thái toàn cầu.
Theo báo cáo của UNODC, buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã còn gây ra các vấn đề về kinh tế, xã hội, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác, như rửa tiền, tham nhũng…, kéo theo những ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Báo cáo của UNODC nhận định, các biện pháp, như chống buôn bán trái phép một số loài, hợp tác xuyên biên giới và hình sự hóa tội phạm về động vật hoang dã, được thúc đẩy. Nạn săn bắt, cũng như giá của sừng tê giác và ngà voi giảm trong thập kỷ qua là một trong những thành quả của nỗ lực này.
Đề cập các chính sách bảo tồn thiên nhiên, báo cáo nhấn mạnh dấu mốc quan trọng là Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal, còn gọi là Kế hoạch đa dạng sinh học, được thông qua tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học vào tháng 12/2022.
Kế hoạch này đưa ra một lộ trình đầy tham vọng với các mục tiêu, trong đó có bảo vệ các loài hoang dã, nhằm hiện thực hóa tầm nhìn toàn cầu về một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên vào năm 2050.
Báo cáo của UNODC nhận định, các biện pháp, như chống buôn bán trái phép một số loài, hợp tác xuyên biên giới và hình sự hóa tội phạm về động vật hoang dã, được thúc đẩy. Nạn săn bắt, cũng như giá của sừng tê giác và ngà voi giảm trong thập kỷ qua là một trong những thành quả của nỗ lực này. |
Ghi nhận những thành quả trong đấu tranh với buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã, song UNODC cảnh báo rằng, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đang gia tăng hoạt động. Những nhóm tội phạm này lợi dụng các lỗ hổng trong luật pháp, quy định của các quốc gia và quốc tế; liên tục thay đổi các thủ đoạn và lộ trình để né tránh các cơ quan thực thi pháp luật.
Ngay trong lời mở đầu báo cáo, Giám đốc điều hành UNODC Ghada Waly nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và sự tăng cường hợp tác của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ những "kho báu" của thiên nhiên.
Theo bà Ghada Waly, nỗ lực triệt phá tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đòi hỏi các biện pháp đối với cả đầu cung và cầu của đường dây buôn lậu để không chỉ ngăn chặn mà còn giảm động cơ phạm tội.
Bà Ghada Waly cho rằng, điều này cần các chính sách phù hợp, cũng như việc bảo đảm thực thi pháp luật, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào công tác thu thập, phân tích dữ liệu.
Suy giảm đa dạng sinh học tổn hại sự phát triển bền vững và tạo ra một tương lai không chắc chắn. Đây là lời cảnh tỉnh của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong thông điệp nhân Ngày quốc tế đa dạng sinh học (22/5).
Như chủ đề của Ngày này năm 2024 là "Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học", ông Antonio Guterres kêu gọi sự chung tay hợp tác nhằm bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học của hành tinh, góp phần tạo nên một tương lai bền vững hơn cho tất cả người dân.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc hy vọng rằng, Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học dự kiến diễn ra tại Colombia cuối năm nay sẽ tiếp thêm động lực cho nỗ lực chung nhằm đảo ngược tình trạng suy giảm, đồng thời khôi phục đa dạng sinh học toàn cầu.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng