Quan tâm chăm sóc trẻ tự kỷ
Sinh con ra, bậc làm cha, làm mẹ nào cũng đều mong muốn con mình được mạnh khỏe, phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Dù vậy, có những gia đình không may có con bị mắc chứng tự kỷ; có trường hợp nhẹ, có trường hợp nặng nhưng dù thế nào thì việc chăm sóc, giáo dục những đứa trẻ tự kỷ cũng vô cùng gian truân và nhọc nhằn.
Chị Hiền ở xã Minh Tân (Kiến Xương) là người thấu hiểu hơn ai hết nỗi vất vả khi con mình bị tự kỷ. Khi con chị mới hơn 1 tuổi, vợ chồng chị đã phát hiện cháu có dấu hiệu mắc chứng tự kỷ. Lúc đầu triệu chứng còn nhẹ, chị vẫn cho con học mầm non bình thường và kết hợp học thêm lớp chuyên biệt tại trung tâm. Tuy nhiên, càng lớn thì tình trạng của con chị không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Khoảng 3 năm nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, chị chở con vượt 20 cây số lên thành phố Thái Bình để cháu theo học ở một trung tâm can thiệp, chăm sóc trẻ em bị tự kỷ. Tốn kém kinh phí cho việc học tập, đi lại là chuyện đã đành; việc đưa con đi lại một quãng đường xa, những hôm mưa, nắng thất thường là điều chị Hiền lo lắng và không yên tâm nhất bởi cháu thường xuyên bị ốm.
Chị Hiền chia sẻ: Vì con bị mắc chứng tự kỷ nên nhiều năm nay tôi nghỉ hẳn công việc để ở nhà chăm sóc cháu. Giờ chỉ còn mỗi chồng tôi làm việc để chăm lo cho gia đình. Chi phí hàng tháng cho cháu hiện nay cũng tốn kém nhưng vợ chồng tôi tự nhủ sẽ cố gắng hết sức có thể để lo cho con. Tôi sẽ kiên trì, quyết tâm đồng hành cùng con dù phía trước có khó khăn như thế nào.
Tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa phức tạp của hệ thần kinh. Các dấu hiệu điển hình, đặc trưng thường xuất hiện trong 3 năm đầu tiên của trẻ với những khiếm khuyết, khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và các hành vi rập khuôn định hình, đi kèm với đó là những phản ứng bất thường với các kích thích giác quan. Một số nguyên nhân nguy cơ cao của hội chứng tự kỷ gồm di truyền, môi trường, tâm lý thần kinh và các yếu tố khác.
Chị Nhâm Thị Phượng, giáo viên đang giảng dạy tại một trung tâm chăm sóc, can thiệp trẻ tự kỷ tại thành phố Thái Bình cho biết: Trẻ tự kỷ thường có các biểu hiện khác đi kèm như tăng động, giảm chú ý, chứng khó đọc, chậm nhớ nhanh quên hoặc trẻ hay bồn chồn, lo lắng quá mức… Có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em tự kỷ nhiều năm nay, chị Phượng thường sử dụng một số phương pháp can thiệp như sử dụng hệ thống giao tiếp bằng trao đổi hình ảnh (PECS), phương pháp can thiệp hành vi (ABA) trong quá trình giảng dạy; ngoài ra chị còn sử dụng các trò chơi, âm nhạc và các câu chuyện xã hội để can thiệp chứng tự kỷ ở trẻ em.
Tại tỉnh Thái Bình hiện nay, chưa có cơ sở giáo dục mầm non công lập nào tiếp nhận chăm sóc, giáo dục và can thiệp chứng tự kỷ ở trẻ em. Trước thực tế tình trạng trẻ em tự kỷ ngày càng gia tăng, thời gian qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn cho các bậc phụ huynh và đội ngũ giáo viên mầm non về kỹ năng, phương pháp chăm sóc trẻ tự kỷ. Tại mỗi lớp tập huấn như vậy, các chuyên gia sẽ thông tin những nội dung cơ bản về chứng tự kỷ ở trẻ em; từ đó giúp các bậc phụ huynh, đội ngũ giáo viên mầm non nắm được những kỹ năng bổ ích để áp dụng vào thực tiễn.
Tiến sĩ Bùi Thị Tuyết Mai, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình cho biết: Trong các buổi tập huấn, tôi tập trung truyền đạt một số nguyên nhân nguy cơ cao trẻ bị tự kỷ, các dấu hiệu để nhận biết sớm trẻ có nguy cơ tự kỷ, tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ ở giai đoạn vàng, các đặc điểm điển hình của trẻ tự kỷ, các nguyên tắc trong can thiệp cho trẻ tự kỷ, các phương pháp và phương tiện dạy học đặc thù cho trẻ tự kỷ…
Giáo dục trẻ tự kỷ đòi hỏi cả một quá trình tác động lâu dài, kiên trì và bền bỉ. Bà Lê Thị Thanh Thủy, Phó Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng: Nếu trẻ tự kỷ được phát hiện, can thiệp sớm trước 3 tuổi thì cơ hội hòa nhập sẽ cao hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông về chứng tự kỷ ở trẻ em nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của mỗi gia đình và xã hội. Từ đó, giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ nhận thức đúng đắn về hội chứng tự kỷ; quan tâm chăm sóc, can thiệp sớm, toàn diện đối với trẻ tự kỷ để giúp các cháu hòa nhập với cộng đồng.
Đỗ Hồng Anh
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Khen thưởng 113 tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2024
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động
- Trên 978.500 đại biểu tham gia hội nghị quán triệt, triển khai về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Đánh giá kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước