Nga biến thách thức thành cơ hội để ổn định và phát triển mạnh mẽ
Tại Diễn đàn quốc tế lần thứ 9 với chủ đề “Chính sách kinh tế mới 2.0: Từ thích ứng đến đột phá”, Nga cùng các đối tác trao đổi kinh nghiệm phát triển trong không gian hợp tác thân thiện, vốn đã giúp nền kinh tế Nga trụ vững trong giai đoạn khó khăn.
Diễn đàn quy tụ hơn 4.500 đại biểu trong lĩnh vực kinh tế tài chính, doanh nghiệp và cộng đồng khoa học từ 20 quốc gia, thảo luận về các vấn đề thời sự của nền kinh tế toàn cầu và chính sách kinh tế-xã hội của Nga hiện nay. Tình hình thế giới có nhiều biến động và kinh tế Nga chịu nhiều áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, song thực tế tại Nga cho thấy bài học thành công về sự tự chủ để phát triển.
Chương trình thay thế nhập khẩu đạt kết quả tích cực, giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu và tăng cường tự chủ kinh tế. Dự báo tăng trưởng kinh tế Nga đạt 4% năm 2024, cho thấy nền kinh tế Nga trên đà phục hồi tích cực. Định hướng phát triển công nghệ cao được khẳng định qua việc Nga thông qua ngân sách cho các năm tới, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Bên cạnh đó, nguồn lực từ doanh nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định, Nga sẽ không liên tục thi hành chính sách hỗ trợ, kích cầu, vì sẽ dẫn đến hệ quả ngân hàng tăng lãi suất. Trong 3 năm tới, Nga theo đuổi chính sách ngân sách cân bằng, tiếp tục đầu tư cho những lĩnh vực trọng yếu, trong đó có công nghệ cao và các lĩnh vực bảo đảm các mục tiêu phát triển quốc gia.
Một trong những thành tựu quan trọng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Nga là sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp. Những năm gần đây, trước áp lực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đẩy mạnh chính sách thay thế nhập khẩu và đã đạt được những bước phát triển đột phá trong lĩnh vực này.
Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina, sự ổn định tài chính của Nga sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi phương Tây tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga. Ngân hàng Trung ương đã đa dạng hóa dự trữ ngoại hối trong nhiều năm qua và đang thực hiện các khoản dự trữ không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.
Một trong những thành tựu quan trọng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Nga là sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp. Những năm gần đây, trước áp lực từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đẩy mạnh chính sách thay thế nhập khẩu và đã đạt được những bước phát triển đột phá trong lĩnh vực này.
Từ một quốc gia nhập khẩu, Nga trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản chủ lực của thế giới, đứng thứ 17 trong danh sách các nước xuất khẩu hàng đầu, trong đó, Nga dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lúa mì, đậu, lúa mạch, dầu lanh và cá đông lạnh.
Theo Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev, trong năm 2024, Nga không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, mà còn duy trì vị thế là nhà cung cấp lương thực đáng tin cậy trên thị trường thế giới, tham gia tích cực vào các chương trình nhân đạo quốc tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Nguồn cung nông sản của Nga ra thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng. Trong vụ nông nghiệp 2023-2024, lần đầu trong lịch sử, Nga chiếm hơn 25% lượng xuất khẩu lúa mì thế giới.
Kết quả tích cực của ngành nông nghiệp Nga phần lớn có được nhờ chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và đối tác trong các ngành liên quan. Ngoài ra, việc sản xuất khối lượng nguyên liệu thô cần thiết cho nhu cầu trong nước cũng góp phần vào sự phát triển năng động của xuất khẩu nông sản Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga đạt mục tiêu gia nhập 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo báo cáo mới công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của Nga năm 2024 dự kiến chiếm 3,55% tổng GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương. Qua đó, Nga vượt Nhật Bản (3,38%), chiếm vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng.
Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước có quan hệ thân thiện là định hướng được Nga phát triển mạnh. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bước vào kỷ nguyên với những thay đổi cơ bản trong thế giới đa cực cùng các trung tâm tăng trưởng mới, Nga tiếp tục năng động, biến thách thức thành cơ hội để có được sự ổn định và phát triển mạnh mẽ.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW