Australia tạo ra muỗi đực với khả năng 'đầu độc' muỗi cái
Phương pháp kiểm soát mới có thể nhanh chóng ngăn các bệnh do muỗi lây truyền. Ảnh: Scott Smith
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Macquarie đang thử nghiệm "kỹ thuật muỗi đực độc" với một loài muỗi lây truyền sốt xuất huyết, Zika và các virus khác, Guardian hôm 10/1 đưa tin. Cụ thể, họ sửa đổi gene muỗi đực để sản xuất protein nọc độc từ nhện và hải quỳ. Chúng sẽ "đầu độc" muỗi cái bằng tinh dịch trong quá trình giao phối, từ đó rút ngắn tuổi thọ của con cái, giúp kiểm soát số lượng muỗi.
Phương pháp đặc thù theo loài này có thể nhanh chóng ngăn chặn những đợt bùng phát bệnh do muỗi như sốt xuất huyết - có 390 triệu ca mắc mỗi năm trên thế giới - mà không cần phun một lượng lớn thuốc diệt côn trùng gây hại cho côn trùng địa phương, theo Sam Beach, tác giả nghiên cứu mới.
"Điều chúng tôi đang cố gắng đạt được là: Muỗi đực giao phối với một con cái, sau đó con cái lập tức mất mạng", Beach nói. Ông cho biết, việc tiêm một gene mới vào trứng muỗi vừa đẻ bằng kim thủy tinh tí hon là một quá trình mệt mỏi và buồn tẻ.
Ở muỗi, chỉ có con cái hút máu. Chúng thường giao phối trong vòng 24 - 48 giờ sau khi xuất hiện, nhưng có thể sống và tiếp tục hút máu trong vài tuần, làm lây truyền bệnh. Theo nghiên cứu, kỹ thuật muỗi đực độc có thể giảm tỷ lệ hút máu 40% - 60%.
Các phương pháp kiểm soát sinh học gene khác từng dùng muỗi đực để giảm khả năng sống sót, hút máu hoặc truyền bệnh của muỗi con, nhưng phương pháp mới nhắm trực tiếp vào muỗi cái. "Với cách tiếp cận này, chúng ta có thể lập tức giảm số lượng muỗi cái, sau đó hy vọng việc lây truyền các bệnh từ muỗi cũng giảm nhanh chóng", Beach nói.
Kháng thuốc diệt côn trùng là một vấn đề toàn cầu, thúc đẩy giới khoa học phát triển những phương pháp kiểm soát khác, theo tiến sĩ Tom Schmidt, nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Melbourne. "Muỗi kháng thuốc diệt côn trùng rất nhanh và chúng có thể lan truyền khả năng này", ông giải thích. Khủng hoảng khí hậu cũng đang đưa muỗi đến những nơi trước đây chúng chưa từng xuất hiện.
Có hàng nghìn loài muỗi nhưng chỉ một số ít mang mầm bệnh, theo giáo sư Philip Weinstein, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Adelaide. Weinstein cho biết, giải pháp lý tưởng sẽ là kiểm soát mà không xóa sổ muỗi, vì chúng là sinh vật thụ phấn và là nguồn thức ăn quan trọng cho cá và dơi. "Sức khỏe hệ sinh thái - những thứ trong môi trường bao gồm muỗi, chất lượng nước, chất lượng không khí, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học - đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người", ông giải thích.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng