Thứ 6, 22/11/2024, 18:36[GMT+7]

Pin thải ôtô điện được tái chế như thế nào?

Thứ 4, 23/08/2023 | 10:20:04
3,438 lượt xem
Những gói pin xe điện hàng trăm kg được đưa vào máy nghiền công nghiệp, phân loại thành những thành phần khác nhau.

Video: Pin_thải_ôtô_điện_được_tái_chế_như_thế_nào-_-_VnExpress.mp4

Li-Cycle là một hãng tái chế của Canada, thành lập năm 2016, và có nhà máy ở Mỹ. Ở Li-Cylce, pin lithium-ion của ôtô điện, hay pin của một chiếc iPhone cũ, đều được tái chế với những thứ thu được có thể sử dụng để làm pin mới. Trong pin có những thành phần như lithium, cobalt, đồng, và nickel và đều có thể được tái sử dụng vô thời hạn.

Quy trình của Li-Cycle được gọi là "giải pháp dựa vào nước". Có nghĩa, công ty không nung chảy pin, thay vào đó tách các thành phần của pin thành 3 loại. Ở cuối dây chuyền, có 3 túi đựng các thành phần này, gồm nhôm và đồng, nhựa, và "black mass" (chất còn lại sau khi tái chế pin).

Black mass - gồm lithium, nickel, và cobalt - sẽ được đưa đến một nhà máy khác để tiếp tục xử lý. Cũng từ đây, Li-Cycle có thể sản xuất ra pin lithium-ion mới với những thành phần đã được tái chế.

Ôtô điện ngày nay chủ yếu dùng pin lithium-ion. Với xu hướng dịch chuyển sang xe điện trên toàn thế giới, số pin hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng cũng dẫn tới nhưng thách thức trong việc tái chế nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào khai thác và duy trì sự tuần hoàn nguyên vật liệu. Nhưng công nghệ là một trở ngại.

Ít năm qua, hàng trăm triệu USD đang chảy vào các startup tái chế và các trung tâm nghiên cứu nhằm tìm ra cách bóc tách những viên pin chết và chiết xuất các kim loại có giá trị ở quy mô lớn.

Hiện 10 công ty tái chế pin lớn nhất thế giới chủ yếu là của Mỹ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Bỉ. 

Theo vnexpress.net

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày