Các cơ sở giáo dục: Chủ động bắt nhịp chuyển đổi số
Cô giáo Vũ Thị Kiều Hoa, Trường Tiểu học Vũ Ninh (Kiến Xương) chia sẻ: Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi cố gắng tiếp cận mọi nguồn tài liệu mở trên tất cả các trang thông tin để có hình ảnh, tư liệu phong phú đưa vào các bài giảng điện tử giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học tập. Đặc biệt, chuyển đổi số giúp chúng tôi rất nhiều trong phương pháp giảng dạy, đổi mới hình thức dạy học, đánh giá học sinh, đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018. Nhờ sự sáng tạo, đổi mới của các thầy cô giáo, học sinh hứng thú hơn với việc học. Các em có sự tương tác giữa thầy trò và các bạn trong tiết học.
Em Lê Gia Linh, lớp 7A1, Trường THCS Trần Phú (thành phố Thái Bình) cho biết: Em rất thích những tiết học sử dụng công nghệ thông tin vì giúp chúng em xem được những clip hay trong học tập. Như vậy sẽ giúp tiết học không bị nhàm chán, tẻ nhạt, chúng em có hứng thú, động lực trong học tập hơn. Qua đó, chúng em cũng có thể tương tác tốt hơn trong mỗi tiết học.
Với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung làm nền tảng xây dựng quy trình, công cụ, ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, bà Bùi Thị Diệu Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Ninh (Kiến Xương) cùng với tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã xây dựng môi trường dạy và học thông minh trên nền tảng số; tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp cận và an toàn trên môi trường số. Cùng với đó, tổ chức nhiều buổi bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện có hiệu quả khi triển khai các phần mềm.
Theo bà Bùi Thị Diệu Thúy, Trường Tiểu học Vũ Ninh xác định hai nội dung chính cần tập trung trong việc chuyển đổi số, đó là chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá thông qua việc xây dựng kế hoạch thực hiện và đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn. Nhà trường sử dụng các phần mềm như phổ cập giáo dục - xóa mù chữ, cơ sở dữ liệu ngành, SMAS 3.5; tập huấn bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo... Đặc biệt, năm học này nhà trường triển khai và sử dụng rất có hiệu quả phần mềm Edoc quản lý hồ sơ chuyên môn điện tử và phần mềm tuyển sinh đầu cấp.
Việc chuyển đổi số trong ngành giáo dục thời gian qua đã được nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn tỉnh áp dụng, thực hiện có hiệu quả. Tại thành phố Thái Bình, Trường THCS Trần Phú là điểm sáng triển khai chuyển đổi số. Nhà trường được đầu tư trang thiết bị hiện đại như loa, đài, micro, kết nối wifi, tivi thông minh, máy tính xách tay... Đây là cơ sở rất thuận lợi để thầy và trò nhà trường sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học. Đối với công tác quản lý học sinh, Trường sử dụng phần mềm hệ thống quản lý nhà trường do Tập đoàn Viettel cung cấp. Do đó, các thầy cô giáo không còn phải vất vả viết tay hàng chục cuốn học bạ cuối kỳ như trước. Đặc biệt, Trường THCS Trần Phú đang tích cực xây dựng kho học liệu chung của toàn trường.
Bà Nguyễn Thị Việt Hoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Cùng với các phần mềm chung đang được ứng dụng trong toàn ngành, nhà trường đang rất tích cực xây dựng kho học liệu chung của toàn trường giúp việc học trực tuyến không chỉ triển khai trong giai đoạn dịch Covid-19 mà hướng đến dùng thường xuyên qua kho học liệu nhà trường. Từ đó giúp kiểm soát và đánh giá việc học sinh tự học ở nhà tốt hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là các thầy cô giáo phải chủ động thay đổi để thích ứng với thực tiễn khách quan. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học của giáo viên.
Theo thống kê, đến nay 100% cơ sở giáo dục có đường truyền internet cáp quang và máy tính phục vụ công tác quản lý điều hành; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến, tích hợp vào dịch vụ công quốc gia và xử lý toàn trình theo quy định. Thời gian tới, ngành giáo dục sẽ đẩy mạnh triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh và nhà trường trên nền tảng số theo đúng mục tiêu đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Đặng Anh
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ 14.11.2024 | 18:32 PM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 12.10.2024 | 17:40 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số, quản lý số và quản trị số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp 17.08.2024 | 21:55 PM
- Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số 19.07.2024 | 16:06 PM
- Thành phố: Tập huấn triển khai Bộ tiêu chí danh hiệu “Công dân học tập” 17.05.2024 | 15:01 PM
- Tập huấn về thu thập dữ liệu Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 15.05.2024 | 17:35 PM
- Tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 15.04.2024 | 15:56 PM
- Nhiều thuận lợi khi khám, chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp 10.04.2024 | 16:59 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng