Trường THPT Nguyễn Huệ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Trường THPT Nguyễn Huệ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học.
Trường THPT Nguyễn Huệ hiện có hơn 2.200 học sinh với 45 lớp. Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là yêu cầu tất yếu trong giảng dạy, do vậy cùng với tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà trường luôn khuyến khích, động viên mỗi cán bộ, giáo viên tích cực học tập, tiếp thu ứng dụng CNTT trong mỗi giờ học.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngay từ những năm 2020, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, 100% phòng học được lắp đặt máy chiếu kết nối mạng. Ngoài các phòng học truyền thống, Trường còn có một số phòng học thông minh giúp mở rộng không gian, tài liệu, phương pháp và hình thức dạy học. Bên cạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị, 100% giáo viên của trường có kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị phòng học thông minh. Các giờ giảng được giáo viên chú trọng khai thác hiệu quả thiết bị dạy học, các phần mềm quản lý lớp học như zoom, azota; thiết kế bài học, câu hỏi trắc nghiệm giúp tăng hứng thú, hiệu quả trong kiểm tra học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng bộ môn Tin học chia sẻ: Hiện nay, nhà trường ứng dụng phổ biến CNTT trong các giờ học, 100% giờ học, giáo viên sử dụng giáo án điện tử. Từ năm học 2023 - 2024, nhà trường ứng dụng AI để tìm kiếm tư liệu, thiết kế bài dạy. Rất nhiều công cụ hỗ trợ thiết kế soạn bài được giáo viên tìm tòi, nghiên cứu, giúp tiết kiệm thời gian, hoặc thiết kế video phục vụ giảng dạy để thu hút hứng thú của học sinh. Việc tổ chức dạy học tương tác, ra bài tập, kiểm tra bài cũ, đưa tài liệu, nhận phản hồi từ học sinh... đều được giáo viên thao tác trên máy tính, điện thoại, thông qua các phần mềm kiểm tra, giám sát. Giáo viên có thể kiểm tra quá trình học tập của các em học sinh bất cứ lúc nào và câu trả lời của học sinh được lưu trên internet, dễ dàng soi chiếu kết quả khi các em hoàn thiện bài kiểm tra. Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên giới thiệu và hướng dẫn học sinh một số công cụ để học sinh tự tìm kiếm và xử lý thông tin, thiết kế các bài trình chiếu báo cáo sản phẩm nhóm, làm bài tập... Bản thân cô giáo Nguyễn Thị Kiều Oanh cũng đã lập ra fanpage “Ứng dụng AI trong dạy học” thu hút gần 30.000 người tham gia, chia sẻ và truyền cảm hứng cho các giáo viên.
Giờ học môn Lịch sử của các em học sinh lớp 11A11 trở nên sôi nổi hơn bởi thay vì cô giảng, học sinh lắng nghe và trả lời, các thầy cô đã sử dụng phần mềm trò chơi BeeClass (lớp học hạnh phúc) để tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thê, bộ môn Lịch sử cho biết: Trước đây, khi soạn giáo án môn Lịch sử, các giáo viên phải mất hàng tuần để hoàn thành một bài giảng. Từ khi ứng dụng CNTT để soạn giáo án điện tử mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều. Giáo trình dạy và học bao gồm cả video, âm thanh, hình ảnh... không chỉ giúp bài học trở nên sinh động, tăng sự tương tác giữa thầy và trò mà còn giúp các em hiểu bài sâu hơn, từ đó phát huy tính sáng tạo, năng lực tư duy. Thông qua các buổi học ở các phòng học thông minh giúp các bài giảng của giáo viên sinh động hơn; cách thức giảng dạy cũng trở nên linh hoạt hơn; thời gian lên lớp tiết kiệm hơn nhiều và đặc biệt là các em học sinh rất hào hứng và vui vẻ trong giờ học.
Em Đinh Trần Khánh Nguyệt, học sinh lớp 11A11 chia sẻ: Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy giúp mỗi tiết học hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng theo phương pháp truyền thống. Các bạn được tương tác, trao đổi với các thầy cô thông qua những câu hỏi, hình ảnh, video... sinh động, giúp chúng em hứng thú và hiểu bài hơn.
Nhờ ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy và học, chất lượng giáo dục của Trường THPT Nguyễn Huệ nâng cao qua từng năm. Hàng năm, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp của Trường đạt trên 99%; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đạt trên 80%. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Trường THPT Nguyễn Huệ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.
Tất cả các giờ học được giáo viên sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy.
Nguyễn Cường
Tin cùng chuyên mục
- Tổng kết chuyển đổi số và thực hiện đề án 06 năm 2024 14.01.2025 | 21:24 PM
- Đánh giá kết quả triển khai một số nhiệm vụ Đề án 06 06.12.2024 | 19:21 PM
- Tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ 14.11.2024 | 18:32 PM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 12.10.2024 | 17:40 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số, quản lý số và quản trị số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp 17.08.2024 | 21:55 PM
- Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số 19.07.2024 | 16:06 PM
- Thành phố: Tập huấn triển khai Bộ tiêu chí danh hiệu “Công dân học tập” 17.05.2024 | 15:01 PM
- Tập huấn về thu thập dữ liệu Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 15.05.2024 | 17:35 PM
Xem tin theo ngày
-
Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII
- Khai mạc hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần với các doanh nghiệp trong và ngoài nước xuân Ất Tỵ 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình hình triển khai dự án khu công nghiệp Hải Long
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ một số dự án trọng điểm
- Quyết liệt, khẩn trương hơn nữa trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06
- Công bố các quyết định về thành lập, hợp nhất một số tổ chức, cơ quan của Đảng bộ tỉnh
- Họp báo triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ V, năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, động viên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân mới