Lễ hội tháng 10 ở Việt Nam
Lễ Đôn-ta và hội đua bò An Giang
Đây là một trong các lễ hội tháng 10 ở Việt Nam rất nổi tiếng và cũng là ngày hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer An Giang. Lễ hội này sẽ diễn ra từ 29/8 đến 1/9 Âm lịch. Trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có rất nhiều hoạt động văn hóa bản địa độc đáo, trong đó đặc sắc nhất chính là hội đua bò kéo với sự tham gia của các đội bò địa phương.
Hội bò diễn ra hoành tráng và quy mô nhất là ở khu vực vùng Bảy Núi của An Giang. Đây là dịp để những người nông dân ở các phim, sóc phô diễn sự khôn khéo và dũng cảm của mình khi điều khiển đàn bò. Theo kinh nghiệm du lịch An Giang được nhiều tín đồ xê dịch chia sẻ, năm 2021 lễ hội Đôn Ta và đua bò của người Khmer sẽ diễn ra từ ngày 5/10 dương lịch.
Hoạt động nổi bật nhất là đua bò Bảy núi. Ảnh: Vietnamtour
Lễ hội Kate
Lễ Kate hay còn gọi là lễ Mbang Katé là ngày hội lớn và đông vui bậc nhất trong năm của đồng bào người Chăm tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ý nghĩa của lễ hội này là để tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc, ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cùng nhà vua Pôklông Garai, vua Prôme… Lễ hội Kate thường diễn ra ở các khu vực chính là tháp tháp Po Klaong Garay, Phan Rang, tháp Chàm và tháp Po Rome, đền Po Ina Nagar, Ninh Phước, Tháp Chăm Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 10.
Kate là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer. Ảnh:ven.vn
Trong thời gian diễn ra lễ hội tháng 10 ở Việt Nam nổi tiếng này người ta sẽ tổ chức các hoạt động hấp dẫn như trình diễn âm nhạc dân tộc, các vũ nữ nhảy múa chào mừng, múa quạt truyền thống. Phần chính là lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc trang y cho thần và phần đại lễ. Katê cũng là không gian để các đôi trai gái người chăm hò hẹn, tìm hiểu, họ sẽ diễn trang phục truyền thống, rực rỡ sắc màu tạo nên bầu không khí lễ hội rất đẹp mắt.
Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu
Lễ hội này chính là lễ tạ ơn hay là lễ hội cốm mới của đồng bảo người Thái tại Mường So, Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng 9 âm lịch tức 20/10 dương lịch người ta sẽ tổ chức lễ hội với rất nhiều hoạt động đặc sắc.
Đây là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn vì một vụ mùa bội thu cũng là dịp để người dân vui chơi, trai gái giao lưu, tìm hiểu. Phần đặc biệt nhất trong lễ hội này chính là hoạt động chọn lúa để làm cốm và các trò chơi đậm chất truyền thống như ném còn, kéo co hay cầu lông gà. Đến với lễ hội tháng 10 ở Việt Nam này bạn đừng quên nếm thử các món ăn bản địa độc đáo như cá nướng, nếp nương hay món rêu đá.
Các món ăn truyền thống cũng sẽ được giới thiệu đến du khách. Ảnh: FB/Cộng đồng Thái Trắng
Lễ hội chùa Keo Hành Thiện
Đây là lễ hội tháng 10 ở Việt Nam rất lớn, diễn ra tại chùa Keo tỉnh Nam Định, ngôi chùa đã có hơn 400 năm tuổi ở xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường. Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 8 đến ngày 16/ 9 Âm lịch (13/10-22/10 DL) nhằm kỉ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ. Trong thời gian diễn ra lễ hội người ta sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc, nổi bật nhất chính là lễ hội đua thuyền thu hút rất đông người tham dự.
Hát quan họ là hoạt động đặc sắc của lễ hội chùa Keo. Ảnh: Kinh tế Đô thị
Lễ hội Dinh Thầy - Thím
Đây là nét văn hóa rất đặc sắc và tiêu biểu của bò con xã Tân Tiến, thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận. Lễ hội được tổ chức từ ngày 14-16/9 Âm lịch tức 19/10-21/10/2021 tại khu di tích, lịch sử văn hóa Dinh Thầy - Thím. Ý nghĩa của lễ hội này là cầu mong cho việc làm ăn được thuận lợi, ngoài phần lễ nghiêm trang thì phần hội cũng được tổ chức sôi động với các trò chơi như trình diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá, diễn Chèo Bả Trạo, tích Thầy…
Lễ hội Dinh Thầy-Thím quy mô không lớn nhưng đặc sắc. Ảnh:@keminever
Lễ hội chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo và tín ngưỡng rất nổi tiếng của Việt Nam với kiến trúc gô-tích độc đáo. Lễ hội chùa Cổ Lễ là một trong những sự kiện lớn tại Nam Định trong tháng 10, diễn ra từ 13/9-16/9 Âm lịch tức 18/10-21/10/2021 với ý nghĩa để tưởng niệm ngày Đức Thánh tổ hóa thân.
Hội chùa Cổ Lễ cũng diễn ra vào tháng 10. Ảnh:vietnam_travel_media
Ngoài phần lễ hết sức độc đáo và nghiêm trang thì du khách khách cũng sẽ được tham gia phần hội với nhiều hoạt động độc đáo. Du khách tham gia lễ hội chùa Cổ Lễ còn có cơ hội được thăm quan một quần thể di tích chùa đồ sộ với tháp “Cửu phẩm liên hoa” 11 tầng hoành tráng.
Đua thuyền sôi nổi tại hội chùa Cổ Lễ. Ảnh:@maihai1111
Lễ hội Vía Quan Âm
Một trong những lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng nhất chính là hội Vía Quan Âm diễn ra vào ngày 19/9 Âm lịch tức 24/10/2021. Trong năm còn có 2 ngày vía Quan Âm khác là 19/2 và 19/6 Âm lịch, mỗi ngày lễ Vía Quan Âm đều sẽ mang một ý nghĩa riêng. Với lễ Vía Quan Âm ngày 19/9 thì là ngày vía Quan Thế Âm đản sanh.
19/9 âm lịch là ngày vía Quan Âm đản sanh. Ảnh: NLĐ
Vào thời gian diễn ra lễ hội, tại tất cả các ngôi chùa Phật giáo trên cả nước có thờ Quan Âm Bồ Tát, bà con Phật tử sẽ đến dâng hương cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và gia đạo an ổn. Tại các ngôi chùa thì các hoạt động tâm linh diễn ra rất sôi nổi với nhiều đặc điểm tôn giáo độc đáo.
Lễ hội Trùng Cửu
Lễ hội này được tổ chức ở nhà Lớn thuộc xã Long Sơn, Vũng Tàu với ý nghĩa cầu an và tưởng nhớ công đức của Ông Trần. Mặc dù các nghi thức của lễ hội này không quá rầm rộ như nhiều lễ hội tháng 10 Việt Nam khác nhưng vẫn mang ý nghĩa tâm linh lớn. Ngoài tham gia lễ hội du khách tham giá các tour du lịch ở Vũng Tàu dịp này còn có thể thăm quan di tích nhà Lớn và kiến trúc, nghệ thuật độc đáo. Lễ hội Trùng Cửu sẽ được diễn ra từ ngày 8-9/9 Âm lịch tức ngày 13 và 14/10/2021.
Lễ Trùng Cửu ở Vũng Tàu diễn ra rất sôi nổi. Ảnh: TH
Những lễ hội tháng 10 ở Việt Nam diễn ra với quy mô, hình thức và tín ngưỡng tâm linh đa dạng, tuy nhiên đây đều là những sự kiện lớn có tính biểu trưng cho văn hóa truyền thông và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Theo dulichvietnam.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng