Lễ hội chọi trâu tỉnh Vĩnh Phúc
Hội chọi trâu Hải Lựu diễn ra vào hai ngày 16 và 17 tháng giêng hàng năm được biết đến là một trong những lễ hội văn hóa có từ lâu đời. Lễ hội có từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, nhưng bị gián đoạn từ năm 1947 do chiến tranh và mãi đến năm 2002 mới được khôi phục lại. Đây là một trong những lễ hội được đông đảo du khách đến xem nhất, bởi đến đây mọi người được chiêm ngưỡng những chú trâu hình thể đẹp, tràn đầy sức sống với "sừng cánh đá/má bình vôi" và được chọn lọc ở nhiều nơi mang về nuôi dưỡng cẩn thận để đem đi thi đấu.
Đặc biệt trong hội chọi trâu, du khách được xem những cú ra đòn hiểm, những cuộc rượt đuổi đầy gay cấn và hồi hộp, những đợt quyết đấu dũng mãnh và nảy lửa để giành chiến thắng. Nét đặc trưng thu hút du khách trong khi đến hội chọi trâu Hải Lựu còn là món thịt trâu chọi. Theo tục lệ, tất cả những con trâu tham gia chọi, sau khi thi đấu dù chiến thắng hay bại trận đều được giết thịt. Người dân nơi đây quan niệm rằng, ăn thịt trâu chọi sẽ mang lại nhiều may mắn và sức khỏe.
Năm nay, tham dự lễ hội có 28 ông cầu của 19 thôn và 9 tổ chức, đoàn thể trong xã. Các phương án bảo vệ sới trâu chọi được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm bảo đảm sự an toàn cho du khách đến xem. Đặc biệt, Ban tổ chức cũng đề ra một số tiêu chuẩn cụ thể đối với trâu chọi nhằm đảm bảo chất lượng cho những trận đấu sẽ diễn ra trong lễ hội. Theo quy định của Ban tổ chức, thời gian mua trâu, bình hãm trâu chọi, ký cam kết của các thôn phải diễn ra trong tháng 10/2012. Sau khi đăng ký, ký cam kết với Ban tổ chức, các chủ trâu mới được nuôi hãm và huấn luyện trâu chuẩn bị cho lễ hội. Những “ông cầu” không đảm bảo số đo quy định như Ban tổ chức yêu cầu sẽ không được đưa vào danh sách thi đấu.
Để có những “ông cầu” phục vụ vào đúng lễ hội, ngay từ đầu hoặc giữa năm trước, những người nuôi trâu chọi phải đi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Phú Thọ… để tìm mua trâu chọi. Tháng 9 âm lịch hàng năm trước lễ hội, các chủ trâu phải làm lễ tấu trình ở vọng đài tưởng niệm tâm linh để kính cáo với thánh thần là trâu được tham gia vào lễ hội. Đến ngày 15 tháng giêng, tất cả các “ông cầu” đều phải làm lễ trước Thành hoàng làng, sau đó mới được vào thi đấu.
Theo BaodientuDangcongsan
Tin cùng chuyên mục
- Lễ dâng hương tưởng niệm 1982 năm ngày hóa của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục 14.04.2025 | 16:12 PM
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam