Khai hội chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội.
Lễ hội diễn ra từ ngày 3/3 đến hết ngày 5/3 (tức từ ngày 12 tháng 2 đến hết ngày 14 tháng 2 năm Quý Mão). Theo đó, lễ hội có nhiều hoạt động gồm: Rước lễ theo nghi lễ nhà chùa, màn trống hội, múa lân.
Chương trình nghệ thuật khai mạc, với màn sử thi “Vĩnh Nghiêm cổ tự” (gồm 4 chương: Về cõi Phật, Miền đất học, Vĩnh Nghiêm thời kỳ kháng chiến, Yên Dũng ngày mới) do các diễn viên, nhạc công Nhà hát Tuồng Việt Nam trình diễn, thu hút đông đảo du khách thập phương thưởng thức.
Tại lễ hội, nhiều hoạt động đáng chú ý diễn ra, như giải vô địch vật dân tộc, vật tự do cấp tỉnh; giải kéo co mở rộng huyện Yên Dũng và các hoạt động giao lưu văn nghệ. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức: Bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt, đi cầu cần, nhảy bao bố. Trong không gian lễ hội còn có thuyết giảng Phật pháp.
Cùng với đó, tất cả 18 xã, thị trấn trong huyện Yên Dũng cũng tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiêu biểu của địa phương trong các lĩnh vực và hình ảnh, tư liệu về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội.
Chùa Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La) tọa lạc nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với thế con quy ẩm thực, nhìn ra ngã ba Phượng Nhãn - nơi hợp lưu của sông Thương và sông Lục Nam, vùng Cẩm Lý - cửa ngõ ra vào núi Yên Tử, bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo - đền Kiếp Bạc.
Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi Phật hoàng sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm, là trường đại học Phật giáo đầu tiên của nước ta, từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam Tổ, nơi đào tạo, định chức danh cho các tăng sĩ thời Trần.
Chùa được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo thời Trần nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
Chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm.
Năm 2013, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm ngày nay đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của vùng Kinh Bắc, được bạn bè gần xa và khách du lịch quốc tế biết đến.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lễ dâng hương tưởng niệm 1982 năm ngày hóa của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục 14.04.2025 | 16:12 PM
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam